Bài liên quan
Giám sát chặt chẽ các cơ sở đang hoạt động tại làng nghề Phong khê và CCN giấy Phú Lâm
Theo tìm hiểu, tỉnh Bắc Ninh hiện có 62 làng nghề trong những năm qua việc phát triển làng nghề đã làm cho đời sống của nhân dân ngày được cải thiện và nâng cao, hoạt động sản xuất của các làng nghề đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân trong tỉnh.
Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các làng nghề ở bắc ninh chưa được quy hoạch, vẫn còn mang tính tự phát, công nghệ sản xuất lạc hậu, nguyên liệu chủ yếu là phế liệu, sản xuất thủ công là chính, nên sản phẩm đơn giản, năng suất, chất lượng chưa cao.
Bên cạnh đó, theo đánh giá các làng nghề trên địa bàn tỉnh bắc ninh đều chưa đáp ứng được các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định. các cơ sở sản xuất trực tiếp trong các làng nghề cơ bản đều không đầu tư xây dựng các công trình xử lý đối với các loại chất thải phát sinh, có những khu vực đã được đầu tư công trình xử lý nhưng lại không vận hành thường xuyên, vì vậy môi trường tại một số làng nghề đã ô nhiễm nghiêm trọng, kết quả phân tích chất lượng nước, không khí tại một số làng nghề vượt quy chuẩn việt nam cho phép nhiều lần.
Theo báo cáo của ubnd tỉnh bắc ninh tại đề án tổng thể bảo vệ môi trường tỉnh bắc ninh giai đoạn 2019 – 2025 (tháng 5/2019) cho thấy; môi trường không khí tại một số khu vực làng nghề bị ô nhiễm nặng do nồng độ bụi, khí thải, mùi, tiếng ồn và nhiệt độ cao từ các xưởng sản xuất và các hoạt động vận tải.
Các số liệu quan trắc môi trường trong các làng nghề sản xuất sắt thép và giấy cho thấy: Nồng độ bụi, khí độc (khí thải, hơi hoá chất …) cao hơn mức cho phép đối với khu dân cư nhiều lần.
Điển hình như tại làng nghề giấy Phong Khê kết quả phân tích các mẫu không khí cho thấy, hàm lượng bụi vượt quy chuẩn cho phép từ 2,05 - 2,14 lần, hàm lượng SO2 vượt quy chuẩn cho phép từ 1,38 - 1,39 lần; tại Châu Khê, hàm lượng bụi vượt Quy chuẩn cho phép từ 1,8 - 1,9 lần, hàm lượng SO2 vượt Quy chuẩn cho phép từ 1,4- 2 lần.
Chất lượng môi trường nước, qua kết quả phân tích chất lượng nước tại một số làng nghề giấy phong khê, bún bánh khắc niệm, giấy phú lâm... cho thấy, tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, các mẫu nước mặt, nước thải, nước ngầm đều có dấu hiệu bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau, có những mẫu vượt qcvn cho phép hàng chục lần. nước thải của các cơ sở sản xuất ở các làng nghề cơ bản đều không được xử lý, thải thẳng vào hệ thống thuỷ nông.
Chất thải rắn của các làng nghề, trong đó có chất thải nguy hại được thu gom cùng với chất thải sinh hoạt, đặc biệt có làng nghề chất thải phát sinh được đổ tại khu vực trũng như ao, hồ, ven sông… sau đó được đốt cháy tự nhiên đã làm ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, đất và không khí của khu vực, điển hình như làng nghề giấy phong khê.
Theo số liệu đề án điều tra trên địa bàn toàn tỉnh bắc ninh có 14.025 ao, phần lớn tập trung ở 97 xã khu vực nông thôn (13.310 ao). kết quả đánh giá chất lượng các thành phần môi trường cho thấy môi trường nước mặt tại các ao, hồ ở khu vực nông thôn cơ bản đều bị ô nhiễm một số chỉ tiêu đặc trưng như: do, bod5, cod, tss, fe, nitrite, photphat, amoni.
Môi trường nước dưới đất của hầu hết các khu vực nông thôn đều bị ô nhiễm một số chỉ tiêu đặc trưng như: fe, mangan, độ cứng, clorrua, trong đó một số khu vực như huyện gia bình, huyện quế võ, huyện tiên du, huyện yên phong, huyện thuận thành, tx từ sơn bị ô nhiễm nặng chỉ tiêu sắt và mangan; chất lượng môi trường nước tại hầu hết các con sông trên địa bàn tỉnh hiện cũng có những dấu hiệu bị ô nhiễm, điển hình nhất là sông ngũ huyện khê, sông tào khê, sông cầu.
Theo kết quả quan trắc cho thấy tại cầu đào xá và cống vạn an thuộc lưu vực sông ngũ huyện khê đều có các thông số cod, tss, amoni vượt quy chuẩn cho phép, có thời điểm có thông số amoni vượt quy chuẩn cho phép 33,79 lần; các vị trí lấy mẫu trên lưu vực sông cầu đều có sự ô nhiễm thông số amoni, ô nhiễm cao nhất tại vị trí gần khu di tích khu vực làng đại lâm, vượt quy chuẩn cho phép 10,14 lần.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã quy hoạch 32 CCN với tổng diện tích 864,89 ha. Trong đó có 22 CCN đã đi vào hoạt động và 10 CCN đang đầu tư xây dựng hạ tầng, chưa có doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Có 16 CCN do doanh nghiệp làm chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng; 10 CCN do Ban quản lý các KCN cấp huyện làm chủ đầu tư.
Hiện tại chỉ có CCN Đông Thọ và CCN Tân Chi đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung đáp ứng yêu cầu về việc tiếp nhận và xử lý nước thải từ các doanh nghiệp thứ cấp, CCN Phong Khê I được đấu vào Hệ thống xử lý nước thải làng nghề giấy Phong Khê.
Theo ubnd tỉnh bắc ninh sự phát triển chưa đồng bộ của các ccn về cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng đến các biện pháp bảo vệ môi trường dẫn đến áp lực về việc kiểm soát nguồn thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn), đây chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Kết quả quan trắc chất lượng môi trường tại các ccn trong những năm qua cho thấy, ô nhiễm môi trường không khí tập trung chủ yếu tại các ccn làng nghề tái chế như phong khê, đại bái, châu khê,...nguyên nhân là do các cơ sở sản xuất sử dụng nguyên liệu sản xuất là phế liệu (giấy, sắt, thép vụn...), công nghệ sản xuất lạc hậu, không đầu tư các biện pháp xử lý bụi, khí thải phát sinh; nước thải tại các ccn hầu hết đều không được thu gom và xử lý dẫn đến nhiều chỉ tiêu phân tích có giá trị vượt quy chuẩn việt nam cho phép nhiều lần, điển hình là các chỉ tiêu bod5, cod, sunfua, tổng nitơ, coliform và amoni.
Ông Trần Văn Thành, Trưởng phòng Phòng quản lý nông nghệ và Thị trường công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh cho biết, gần như tất cả công nghệ, dây chuyền sản xuất tại làng nghề giấy Phong Khê và CCN Phú Lâm đều có xuất xứ từ Trung Quốc.
"qua điều tra thực tế cho thấy, những dây chuyền công nghệ này đều lạc hậu, các doanh nghiệp không mấy chú trọng vào cải tiến. vì vậy, khi vận hành sản xuất vừa không đạt năng suất tối đa mà còn là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường" ông thành nói.
Ông thành cho rằng, theo quy định những dây chuyền sản xuất này không phải là mặt hàng cấm nhập, hạn chế nhập khẩu nên việc kiểm soát là rất khó khăn. từ đó, khi các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sử dụng các dây chuyền công nghệ lạc hậu này dẫn tới thực trạng ô nhiễm môi trường nêu trên.