Nguyên nhân gây bệnh mất ngủ ở người trung niên
Theo các nhà nghiên cứu nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh mất ngủ ở lứa tuổi trung nên là do sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể.
Với nam giới: Theo các nhà nghiên cứu, ước tính có khoảng 30% đàn ông trên 45 tuổi bị mãn dục nam do testosterone trong máu suy giảm dưới mức bình thường. Nguyên nhân là do phái mạnh ở độ tuổi này các cơ quan cơ thể dần suy thoái, không sản sinh ra đủ nội tiết tố testosterone cần thiết ảnh hưởng đến sinh lý cũng như các vấn đề sức khỏe khác.
Với nữ giới: Theo thống kê của Viện Y tế quốc gia Mỹ, có 40% phụ nữ ngoài tuổi 40 thường bị xáo trộn về giấc ngủ và với 60% phụ nữ ở tuổi mãn kinh. Nguyên nhân gây mất ngủ ở phụ nữ độ tuổi này là do hoạt động của hệ trục não bộ, tuyến yên và buồng trứng bắt đầu suy yếu, khiến cho bộ hormone nữ gồm: estrogen, progesterone và testosterone mất cân bằng, trồi sụt bất thường. Nữ giới chiếm tỷ lệ mất ngủ cao hơn nam giới.
Mất ngủ gây ra những hậu quả gì?
Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của người trung niên ở cả nam và nữ còn là do: căng thẳng kéo dài dẫn đến stress, mắc bệnh mạn tính như: huyết áp cao, bệnh xương khớp, tiểu đường,… hay do áp lực công việc, môi trường ngủ không yên tĩnh, lạm dụng các chất kích thích, sinh hoạt ăn uống và ngủ nghỉ không điều độ, tác động về thể chất và tinh thần trong cuộc sống gia đình,…
Chứng bệnh mất ngủ ở người trung niên có thể gây đảo lộn cuộc sống người bệnh, lâu ngày dẫn tới trầm cảm, làm, xuất tinh sớm, liệt dương ở nam giới, lão hóa nhanh, ảnh hưởng đến nhan sắc dẫn đến sạm da, nhăn gia, nốt đồi mồi, lãnh cảm với chuyện chăn gối ở phụ nữ.
Thời gian ngủ thay đổi theo từng giai đoạn tuổi tác trong cuộc đời... Sự hiện diện thường xuyên của áp lực, stress và của một số bệnh lý ở tuổi trung niên dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ và khi càng mất ngủ, bệnh tật lại rồng rắn kéo đến:
Rối loạn tâm trạng, nhận thức và hoạt động sống hằng ngày: Đêm không ngon giấc, tỉnh dậy cơ thể vẫn cảm thấy mệt mỏi và lừ đừ như thiếu sức sống. Thiếu ngủ góp phần làm tăng sự lo lắng, trầm cảm, dễ bị kích động.
Teo não: Công bố gần đây trên Tạp chí Neuroscience của Mỹ cho thấy, mất ngủ kéo dài làm não mất đi 25% tế bào thần kinh. Những tổn thương não do mất ngủ rất khó hồi phục, thậm chí là không thể tái tạo, tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ, Alzheimer.
Béo phì, tiểu đường
Tim mạch: Chuyên gia về giấc ngủ, chuyên gia David White, Đại học Y khoa Harvard cho hay, người ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm sẽ tăng rủi ro bị cơn suy tim (heart attack) tới 40% so với người ngủ 8 giờ.
Đột quỵ :
Làm thế nào để người trung niên trị chứng mất ngủ ?
Có thể khẳng định, chứng mất ngủ ở tuổi trung niên như một quả bom nổ chậm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Không phải tự nhiên mà giấc ngủ sinh lý chiếm 1/3 thời gian của một ngày. Vai trò phục hồi năng lượng của giấc ngủ là quan trọng trọng nhất.
Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia, để có được giấc ngủ ngon, phòng tránh bệnh tật và giảm thiểu nguy cơ đột quỵ, cần thay đổi thói quen hàng ngày bằng những cách sau:
Dinh dưỡng phù hợp với thể trạng: Tránh các thức ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ, nước uống đóng chai chứa nhiều đường, cồn, ga, cafein. Tăng cường rau xanh, trái cây và các món ăn chế biến từ cá. Không ăn nhiều trước giờ ngủ.
Vận động thường xuyên: Đi bộ, bơi lội là môn thể thao tác động lên toàn bộ cơ thể, giúp ngủ ngon vào ban đêm.
Thay đổi thói quen, lối sống: Tạo giờ thức – ngủ cố định, suy nghĩ lạc quan, giữ tâm lý thoải mái, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử. Dành thời gian đi du lịch, thăm họ hàng ở xa, gặp gỡ bạn bè cũng là cách để giảm áp lực trong cuộc sống
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ có chứa hoạt chất thiên nhiên: để loại bỏ gốc tự do, tăng cường lưu thông máu, chăm sóc não bộ.
Quỳnh Hoa
Theo Tạp chí Sống khỏe
Chủ đề liên quan: