Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Nguyên nhân và triệu chứng đau dạ dày khi mang thai

Đau dạ dày khi đang mang thai khiến mẹ bầu bị suy giảm sức khỏe và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Nguyên nhân mẹ bầu hay bị đau dạ dày khi mang thai

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ thay đổi rất nhiều và đau dạ dày cũng là một biến đổi. biểu hiện này dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu thai nghén như buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu. tuy nhiên, nếu là do nghén thì mẹ sẽ không có các triệu chứng đặc trưng như bị đau râm ran, nóng rát vùng thượng vị, ợ chua, đau nặng ở phần giữa, phần trên bụng vào lúc cơ thể đói, quá no, kém ăn, sút cân,…

Nguyên nhân mẹ bầu thường bị đau khi mang thai:

Suy nghĩ, lo lắng, căng thẳng nhiều, ảnh hưởng bởi triệu chứng ốm nghén.

Thai nhi càng lớn thì cổ tử cung của mẹ sẽ đẩy lên cao, dẫn tới vị trí của dạ dày cũng thay đổi theo, thức ăn bị ứ đọng ở dạ dày, khó tiêu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới niêm mạc.

Bên cạnh đó, một số mẹ bầu lại có xu hướng thích ăn các thực phẩm như xoài, mận, mơ,…khi mang thai mà nguồn thực phẩm này lại chứa nhiều axit nên dễ dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày.

Triệu chứng đau dạ dày khi mang thai

Đối với các mẹ bầu, thời gian mang thai là thời gian cần được quan tâm đặc biệt nhất, bởi lẽ bất kỳ một chứng bệnh nào xuất hiện ở giai đoạn này cũng ảnh hưởng đến cơ thể người mẹ và sự phát triển của em bé. bị đau dạ dày khi mang thai là một nỗi ám ảnh khá lớn đối với người mẹ vì vừa chịu đựng sự biến đổi tâm S*nh l* cộng với các cơn đau dạ dày gây ra khiến cơ thể người mẹ vô cùng khó chịu, hệ tiêu hóa bị rối loạn, chán ăn,..dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với sự phát triển của thai thai nhi và sức khỏe của người mẹ.

Mỗi bệnh khác nhau sẽ có những biểu hiện và dấu hiệu nhận biết riêng khác nhau, tuy nhiên căn bệnh đau dạ dày khi mang thai lại có những triệu chứng khó phát hiện và khó phân biệt với các triệu chứng ốm nghén, do đó càng về sau thì biểu hiện sẽ khác nhiều hơn nếu như bạn quan sát kỹ:

Ợ hơi, ợ chua

Đây là triệu chứng khá phổ biến mà người bị đau dạ dày nào cũng gặp phải, do đó mà các mẹ bầu nên lưu ý khi mình bị ợ hơi, ợ chua với mức độ ngày càng thường xuyên hơn nhé. hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ợ hơi khi mang thai để tìm cách điều trị phù hợp và kịp thời.

Ợ hơi xuất hiện là do luồng hơi xuất phát từ lượng thức ăn bị tích trữ lâu ngày trong dạ dày sau đó bị trào ngược lên thực quản rồi đi qua khoang miệng và gây ợ để đi ra ngoài. nếu xuất hiện tình trạng ợ chua thì tình trạng đau dạ dày đã nặng hơn vì luồng hơi còn kèm theo dịch vị acid trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản.

Buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn là triệu chứng dễ bị nhầm lẫn nhất của bệnh đau dạ dày khi mang thai vì gần giống với hiện tượng ốm nghén. tuy nhiên nếu như bạn để ý kĩ thì bạn có thể dễ dàng nhận ra điểm khác biệt đó chính là đau dạ dày nôn ra có nước hoặc thức ăn, trường hợp nôn nhiều có thể dẫn đến hiện tượng mất nước và tụt huyết áp.

Khi mắc phải triệu chứng buồn nôn và nôn rất có thể người bệnh đã mắc các bệnh về dạ dày như bệnh viêm dạ dày cấp, viêm loét dạ dày – tá tràng, hẹp môn vị, chảy máu dạ dày hoặc cao nhất là ung thư dạ dày. do đó khi có các triệu chứng này các mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để có những phương án điều trị sớm nhất và an toàn cho cả mẹ lẫn bé.

Chảy máu tiêu hóa

Biểu hiện qua việc đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh chảy máu tiêu hóa, đây là một triệu chứng khá nguy hiểm và gây ảnh hưởng đến tính mạng của con người trong thời gian ngắn, do đó khi có triệu chứng này mẹ bầu cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất hoặc bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Đau vùng thượng vị

Nếu người mẹ đang mang thai có các dấu hiệu đau vùng thượng vị như đau vùng bụng trải rộng từ trên rốn đến mũi xương ức, cơn đau có khi âm ỉ có khi dữ dội, đau tức, quằn quại và kèm theo cảm giác nóng rát khó chịu,…thì rất có thể người mẹ đã bị mắc bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày, viêm xung huyết hang vị, viêm đại tràng,…

Ăn kém

Dấu hiệu đau dạ dày khi mang thai này khó nhận biết hơn vì người mẹ khi mang thai thường sẽ rất chán ăn, ăn kém và ăn không ngon miệng. điều này một phần gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cơ thể của người mẹ, nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho người mẹ bị suy nhược cơ thể, sụt cân và cơ thể mệt mỏi nhiều hơn.

Chướng bụng

Khi dạ dày bị tổn thương nên dẫn đến quá trình tiêu hóa thức ăn bị kém đi, khiến cho thức ăn bị tồn đọng lâu ngày trong dạ dày. từ đó dạ dày bị ách tắc và tạo áp lực cho cơ thể để sản sinh ra các cơn buồn nôn để đẩy thức ăn và các dịch dư thừa trong dạ dày ra ngoài cơ thể.

Mắc bệnh đau dạ dày khi mang thai, không chỉ các mẹ bầu bị đe dọa đến sức khỏe mà còn gây ra những tác động xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của em bé. chính vì vậy mà khi nhận thấy cơ thể mình có những dấu hiệu bất ổn ở trên, thì các mẹ bầu nên thường xuyên đi kiểm tra bác sĩ để có cách điều trị phù hợp, tuyệt đối không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại Thu*c nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Theo Thu Chang/ Gia Đình Việt Nam

https://giadinhvietnam.com/nguyen-nhan-va-trieu-chung-dau-da-day-khi-mang-thai-d157725.html

Theo Gia Đình Việt Nam

Link bài gốc

Copy link

https://giadinhvietnam.com/nguyen-nhan-va-trieu-chung-dau-da-day-khi-mang-thai-d157725.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/me-bau-214/nguyen-nhan-va-trieu-chung-dau-da-day-khi-mang-thai-381895)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY