Dinh dưỡng hôm nay

Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh

Chế độ ăn có vai trò rất quan trọng đối với người bệnh đái tháo đường. Vậy người bệnh nên lựa chọn thực phẩm như thế nào

Chọn chế độ ăn uống như thế nào?

Nguyên tắc: Cung cấp đủ các chất dinh dưỡng và các thức ăn thích hợp nhằm đảm bảo được cuộc sống bình thường; duy trì trọng lượng cơ thể ở mức vừa và đủ; chia các bữa ăn một cách hợp lý (bữa chính, bữa phụ) để đảm bảo nhu cầu về năng lượng.

Người đái tháo đường cần bỏ dần thói quen ăn ngọt, món ăn chiên rán, món xào, nghiện rượu.

Về năng lượng khẩu phần: Năng lượng do chất đạm cung cấp chiếm từ 15 - 18% năng lượng khẩu phần, năng lượng từ chất béo chiếm 20 - 25%, còn lại năng lượng từ chất bột đường (glucid) chiếm 60 - 65%.

Người bệnh đái tháo đường cần thực hiện chế độ ăn uống để duy trì đường huyết ổn định, tránh các thức ăn làm tăng đường huyết. Vì vậy, phải hạn chế ăn với số lượng thực phẩm nhiều, nhất là hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường. Nếu không thực hiện chế độ ăn bệnh lý nghiêm ngặt sẽ làm bệnh ĐTĐ nặng hơn, gây nhiều biến chứng các cơ quan khác như: Suy thận, tăng huyết áp, suy tim…

Người bệnh đái tháo đường nên ăn nhiều rau, quả.

Lựa chọn thực phẩm an toàn cho đường huyết

Các loại thức ăn mặc dù có lượng glucid bằng nhau nhưng sau khi ăn sẽ làm tăng đường huyết với mức độ khác nhau. Khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn được gọi là chỉ số đường huyết của loại thức ăn đó. Chỉ số đường huyết được xem là một chỉ tiêu có lợi để chọn thực phẩm, là tiêu chí quan trọng để lựa chọn thực phẩm cho người bệnh đái tháo đường. Các loại glucid phức hợp mà thành phần có nhiều tinh bột thì chỉ số đường huyết cao. Các loại thực phẩm có nhiều chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan có chỉ số đường huyết thấp. Người bệnh nên chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để sử dụng.

Dựa vào thành phần dinh dưỡng thực phẩm thông dụng để chọn thức ăn cho từng bữa và trong từng ngày:

Loại thực phẩm có hàm lượng glucid thấp hơn hoặc bằng 5%: Người bệnh có thể sử dụng hàng ngày, gồm các loại thịt, cá, đậu phụ với số lượng vừa phải. Hầu hết các loại rau xanh và một số loại trái cây ít ngọt như: Dưa bở, mận, nho ta, nhót có thể sử dụng không hạn chế.

Loại có hàm lượng glucid từ 10 - 20%: Người bệnh nên ăn hạn chế 3 - 4 lần/tuần với số lượng vừa phải gồm một số hoa quả tương đối ngọt như: Quýt, táo, vú sữa, na, hồng xiêm, các loại đậu quả: Đậu vàng, đậu hà lan.

Chất béo thực vật tốt cho người bệnh đái tháo đường.

Loại có hàm lượng glucid trên 20%: Cần kiêng hay rất hạn chế sử dụng vì khi ăn vào làm tăng đường huyết gồm các loại bánh ngọt, mứt, kẹo, nước ngọt và các loại trái cây ngọt nhiều: Mít khô, vải khô, nhãn khô.

Riêng gạo là lương thực ăn hàng ngày thì cần khống chế số lượng từng bữa ít hơn hoặc bằng 70g/bữa chính.

Dùng các loại thức ăn có chỉ số đường huyết thấp trong chế độ ăn của người bệnh ĐTĐ có ưu điểm làm cho đường huyết dễ kiểm soát hơn, cải thiện chuyển hóa lipid, đặc biệt đối với bệnh ĐTĐ týp 2.

ThS. BS. Nguyễn Văn Tiến

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nguyen-tac-an-uong-cho-nguoi-benh-n150635.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY