Căn cứ Bentiu thuộc Phái bộ Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ) tại Nam Sudan. Căn cứ có tất cả khoảng 2.500 người là các binh sĩ và nhân viên LHQ. Bệnh viện dã chiến cấp 2 của Việt Nam là tuyến y tế cao nhất ở căn cứ này, có nhiệm vụ khám, điều trị cho các binh sĩ, nhân viên LHQ, đặc biệt là những ca bệnh vượt ngoài khả năng của các bệnh viện dã chiến cấp 1.
Cuối năm 2019, nhà báo vũ hùng được lãnh đạo báo quân đội nhân dân cử tham gia cùng đoàn tiền trạm của cục gghb việt nam sang nam sudan để hỗ trợ bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 về nước và đưa bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 tới thực hiện nhiệm vụ tại quốc gia non trẻ nhất thế giới này. nhà báo vũ hùng nhớ lại: “sau khi nhận được nhiệm vụ do cơ quan giao, tôi chuẩn bị các thủ tục, giấy tờ tùy thân, sẵn sàng cho ngày lên đường. nhiều loại giấy tờ, nhưng một trong những thủ tục quan trọng nhất là tiêm chủng và lấy chứng nhận đã tiêm vắc-xin phòng bệnh vàng da, bởi đây là điều kiện để có thể nhập cảnh vào các quốc gia châu phi, trong đó có nam sudan. ngoài ra, các thiết bị phục vụ tác nghiệp như máy ảnh, máy tính, ghi âm… muốn mang theo đều phải đăng ký từ trước với các cơ quan chức năng của nam sudan”.
Suốt nhiều năm công tác, đây có lẽ là một trong những chuyến đi dài và đáng nhớ nhất với nhà báo vũ hùng. chuyến bay thương mại chở đoàn tiền trạm xuất phát từ hà nội, quá cảnh qua 2 sân bay bangkok (thái lan) và addis ababa (ethiopia) trước khi hạ cánh xuống thủ đô juba của nam sudan. lưu lại juba khoảng 2 ngày, đoàn tiếp tục được trực thăng của lhq đưa về căn cứ bentiu, nơi bệnh viện dã chiến cấp 2 của việt nam triển khai từ tháng 10/2018.
“ở bất cứ nơi nào trên khắp đất nước nam sudan, cũng có thể cảm nhận rõ cái nắng khắc nghiệt của châu phi. khi tới sân bay rubkona ở bentiu, tôi cũng đôi chút bất ngờ bởi điều kiện cơ sở hạ tầng rất đơn giản tại đây. nó khác xa với vẻ hào nhoáng, hiện đại của các sân bay mà tôi đã từng đi qua”, nhà báo vũ hùng chia sẻ.
Một điều lạ mà không phải ai cũng biết, đó là cả đất nước nam sudan chỉ có chưa đầy 100km đường nhựa, còn lại chủ yếu là đường đất. từ sân bay rubkona về bệnh viện dã chiến cấp 2 của việt nam cũng hoàn toàn là đường đất với những “ổ gà”, “ổ voi” rất lớn, khiến việc di chuyển rất khó khăn và mất nhiều thời gian, dù quãng đường chỉ dài khoảng vài km.
Cũng theo nhà báo vũ hùng, tác nghiệp tại nam sudan là chuyện không hề đơn giản do quy định an ninh nghiêm ngặt của nước sở tại. mọi hoạt động quay phim, chụp ảnh tại bất cứ nơi nào, dù ở thủ đô juba hay các địa phương nhỏ hơn, thậm chí là trên đường phố, đều phải xin phép trước. đây cũng được coi là một khó khăn với các phóng viên khi sang tác nghiệp tại quốc gia châu phi xa xôi này.
Lạ lẫm đối với vùng đất mới, với múi giờ mới, với điều kiện sinh hoạt ở một căn cứ của lhq, nhưng nhà báo vũ hùng luôn đặt cho mình một mục tiêu, đó là ghi lại những tư liệu, hình ảnh về cuộc sống, công việc hằng ngày của các bác sỹ đến từ quân đội nhân dân việt nam. cùng với đó là tìm hiểu rõ hơn về cuộc sống của người dân bản địa, những khó khăn và thiếu thốn mà họ đã và đang phải trải qua.
Như mô tả của nhà báo vũ hùng, bentiu không phải một căn cứ với những tòa nhà đồ sộ và “hầm hố” như nhiều người vẫn tưởng, mà trái lại hầu hết đơn vị đóng quân ở đây đều là các dãy nhà container hình chữ nhật hoặc nhà bạt. bệnh viện dã chiến cấp 2 của việt nam nằm trong vùng lõi của căn cứ, với nhiều đơn vị khác triển khai xung quanh, ngay sát cạnh là hai đơn vị công binh của anh và ấn độ. không quá rộng lớn, nhưng bệnh viện là một cơ sở khám chữa bệnh khang trang, sạch sẽ. và dù ở một nơi xa xôi, nhưng bệnh viện hoạt động theo mô hình hệt như một bệnh viện quân đội tại việt nam. vũ hùng nhận thấy rằng, mọi quy trình đều rất chuyên nghiệp và bài bản, từ việc tiếp đón, khám bệnh, phẫu thuật đến cấp phát Thu*c. các y, bác sỹ người việt luôn sẵn sàng túc trực bất kể ngày hay đêm.
Bentiu là vùng đất khắc nghiệt, trời nắng như thiêu như đốt, nhiệt độ ngoài trời có khi lên tới 45-50 độ c. nhưng chỉ hơn một năm sau khi đến bentiu, các y tá, bác sĩ trong bệnh viện đã biến những mảnh đất khô cằn thành những dãy nhà rợp bóng mát, những luống hoa, vườn rau mang đậm hình bóng việt nam. chứng kiến những điều tốt đẹp đó, nhà báo vũ hùng phải thốt lên: “mọi thứ như đều trải qua một cuộc lột xác kỳ diệu!”.
Một ấn tượng khó quên nữa là trong suốt hơn 1 tháng tác nghiệp tại nam sudan, nhà báo vũ hùng luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các y, bác sĩ, các sĩ quan đến từ việt nam và cả các binh sĩ gghb lhq của các quốc gia khác, điều này khiến việc khai thác thông tin được thuận lợi.
Thông thường, Bệnh viện dã chiến cấp 2 của Việt Nam chỉ có nhiệm vụ khám và điều trị cho các nhân viên, binh sĩ LHQ đóng trong căn cứ Bentiu. Tuy nhiên có những ca bệnh nặng mà bệnh viện địa phương không đủ điều kiện để điều trị, họ sẽ được đưa vào trong bệnh viện của Việt Nam để chữa trị kịp thời nếu như có sự cho phép của Phái bộ.
Nhà báo vũ hùng nhớ lại, tác nghiệp ở đây hơn một tháng, anh đã được chứng kiến rất nhiều bệnh nhân là các binh sĩ, nhân viên lhq vào thăm khám, điều trị. nhưng đáng nhớ nhất là ca mổ viêm ruột thừa cấp cho một bệnh nhân thuộc lực lượng gghb của mông cổ vào lúc nửa đêm. ca phẫu thuật kéo dài hơn 1 giờ sau đó đã thành công, bệnh nhân dần ổn định và được đưa trở về đơn vị. hôm đó, vũ hùng may mắn được chỉ huy bệnh viện “đặc cách” cho mặc đồng phục phẫu thuật y tế và mang theo máy ảnh vào phòng mổ tác nghiệp.
“internet là một vấn đề khá lớn với cánh phóng viên khi sang tác nghiệp ở nam sudan, bởi không có internet thì không thể trao đổi thông tin với đồng nghiệp, người thân và gửi tin bài về hà nội. nhưng cước internet ở căn cứ bentiu lại rất “chát”. người dùng phải bỏ ra khoảng 14 usd để có được 1gb dung lượng wifi mà tốc độ cũng không được như ý”, nhà báo vũ hùng chia sẻ thêm.
Với mong muốn sở hữu những thông tin mới lạ, độc đáo ở một quốc gia mà đến nay vẫn chưa có nhiều phóng viên, nhà báo đến tác nghiệp, có lần vũ hùng theo chân một đoàn tuần tra của lực lượng gghb lhq đến nhialdiu, địa phương cách căn cứ bentiu hơn 40km. chuyến đi ấy giúp anh hiểu nhiều hơn về cuộc sống, tập quán của người dân nam sudan, những thiếu thốn mà họ phải đối mặt như lương thực, nước sạch… và trong con mắt của vũ hùng, người nam sudan rất thân thiện, nhiều người rất giỏi tiếng anh.
Ngoài công tác chuyên môn, tại bệnh viện dã chiến của việt nam, nhà báo vũ hùng cũng ghi nhận nhiều hình ảnh bình dị về các bác sĩ quân đội nhân dân việt nam. đó là những vật dụng như: bàn, ghế, tủ đựng giày… đều do các “thợ mộc không chuyên” của bệnh viện tự đóng lấy. về thực phẩm của bệnh viện chủ yếu là đồ đông lạnh; thực đơn phải lên trước cả 3 tháng để gửi cho bộ phận hậu cần của phái bộ. tuy nhiên để chủ động, những y bác sỹ ở đây đã tự nuôi gà, trồng bí, mướp, mồng tơi và các loại rau xanh… vì thế bữa ăn hằng ngày cũng trở nên bắt mắt và mang đậm hương vị quê hương.
Mỗi chuyến đi là một kỷ niệm và những tích lũy. khi trở về, nhà báo vũ hùng đã có nhiều bài viết đăng trên các ấn phẩm báo in và báo điện tử quân đội nhân dân, tựu chung là đều nêu cao tinh thần vượt khó, chuyên nghiệp và mong muốn được đóng góp cho hòa bình của các y, bác sỹ quân đội nhân dân việt nam. theo anh, trước đây nhiều người nam sudan thậm chí không biết việt nam nằm ở châu âu hay châu á. nhưng từ khi có sự xuất hiện của các sĩ quan gghb việt nam, họ đã biết đến việt nam như một đất nước yêu chuộng hòa bình, thân thiện và đầy trách nhiệm quốc tế.
Loạt bài “việt nam trên chặng đường gìn giữ hòa bình ở nam sudan” của nhà báo vũ hùng vừa đoạt giải c - giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ vi đã đưa ra cái nhìn khá đầy đủ, chân thật về cuộc sống và nhiệm vụ của đội ngũ những sĩ quan, bác sĩ việt nam đang thực hiện nhiệm vụ quốc tế ở nam sudan. quan trọng hơn, những bài viết ấy góp phần khẳng định, rằng trong khó khăn, thử thách, tinh thần sáng tạo và bản lĩnh của những chiến sĩ quân đội nhân dân việt nam lại càng tỏa sáng.