Tình yêu và giới tính hôm nay

Nhà có vợ làm “tướng”

(SKGĐ) Ở thời đại mà các đức lang quân có đủ lý do để sa ngã, các bà vợ tìm mọi cách để “giáo dục” chồng ngoan. Một trong những vũ khí lợi hại chính là nước mắt và tự biến mình làm… “tướng” trong chính ngôi nhà của mình.

Thiết quân luật từ chồng đến… con

Những ngày còn yêu, Thảo luôn là một cô gái nhu mì, hiền thục vậy mà sau khi lấy nhau về, sau vài năm chung sống, cô ấy đã thay đổi 360 độ. Nhất là sau khi cô được bổ nhiệm thành đội trưởng của đội cảnh sát của quận. Thấy vợ bận việc, hơn một lần anh Sơn đề nghị thuê ôsin nhưng chị gạt phắt, lấy lý do vừa tốn kém lại không yên tâm. Từ đó, chồng, con thành đối tượng thiết quân luật, căn nhà nhỏ bé y như một doanh trại quân đội. Anh Sơn (39 tuổi, Từ Liêm, Hà Nội) tâm sự.

Chiều đúng 5h, “tướng” gọi điện ra khẩu lệnh rùng rợn và lạnh lùng: “Đón con”. Lâu nay, chưa thấy khi nào nàng nói được một câu ngọt ngào với chồng. Chí ít trước kia thỉnh thoảng cũng được câu mềm mại: “Anh ơi, nhớ đón con nhé!”, giờ thì cắt hẳn với lý do mất thời gian và không “an toàn”. (!!?)

Khi hai bố con về đến nhà, đúng giờ tan tầm, tắc đường, kẹt xe còn chư kịp thở đã lại nghe “tướng” ra lệnh: “Mau vào đây, phụ một tay”. Thế là, bố một bên, con một bên tham gia cùng “tướng” trong chiến dịch nấu cơm. Con thì chưa kịp nhặt rau xong đã nghe lệnh mẹ bóc hành, bóc tỏi, bố thì chưa kịp làm cá xong đã chuyển sang khuấy trứng… Hai bố con tất bật không làm kịp là bị thúc dục: “Mau lên, chậm thế này thì bao giờ mới có cơm ăn!”. Rầm rầm rộ rộ một hồi, cơm nước tạm ổn, mới nghe không khí trong nhà tạm lắng, có được giây phút bình yên thoáng qua.

Quân lệnh thì phải ngắn gọn, mang tính chấp hành cao. Vợ tôi cứ thế phát huy tài làm “tướng”. Bữa cơm chiều “hợp đồng tác chiến” được dọn ra. Nàng bảo “Ăn cơm” là bố con mới dám cầm đũa.

Bữa cơm, Thảo ra một nguyên tắc mà 2 bố con méo mặt chấp hành: Cấm nói chuyện nhiều, mất vệ sinh. Đôi khi trong bữa cơm anh cũng muốn nói chuyện, hỏi han công việc học hành của con cái cũng phải nhịn cho xong bữa. Bữa cơm thường thường là sự im lặng đến mức… nghe tiếng thở.

Xong giờ cơm, cậu con chưa kịp cầm vào cái điều khiển xem tivi ngay lập tức nhận lệnh: “Vào phòng học!”. Nhiều lúc anh Sơn muốn nói đỡ con, ngay lập tức bị “tướng” dập ngay: “ Không nói nhiều…”. Cả hai cha con tiu ngỉu không ai dám hé răng.

Những ngày cuối tuần, tưởng được thảnh thơi, thư giãn nhưng “tướng” nhà anh Sơn cũng không để yên. Sáng sớm đã nghe tiếng hò hét như báo động. Càng cuối tuần “tướng” chỉ huy chồng như chỉ huy… con. Từ lau rọn nhà cửa, nấu cơm… đến cả nhà đi chơi cũng phải theo lệnh của “tướng”.

Chẳng những quản trong nhà, khi anh Sơn có vụ việc gì tụ tập với anh em bè bạn trong công ty là y rằng “tướng” nhà anh thiết quân luật chặt trẽ, anh được phép đi ra ngoài với điều kiện: đã đón con, về trước 9 giờ không thể muộn hơn, một tháng chỉ được phép đi 1-3 lần. Nhỡ có hôm nào quá chén mà về muộn là “tướng” không nói năng gì chỉ ôm mặt vào tường và… khóc.

Ngay đến chuyện ăn mặc của chồng con cũng được kiểm soát chặt chẽ, chồng ra ngoài đường là phải sơ mi quần âu, mà quần áo phải do “tướng” mua, cứ hễ có quần áo lạ là “tướng” lại tra hỏi đủ kiểu, ngay cả khi đó là áo biếu.

Vẫn biết chị Thảo thiết quân luật để cảnh nhà “trong ấm ngoài êm”. Nhưng quản nhà như trại lính thì này thì chỉ khiến gia đình thường căng thẳng và vắng bóng tiếng cười mà thôi.

Biến chồng và con trở thành gà công nghiệp

Thằng Luân lên tàu, nó rời xa quê hương, nó muốn đến với cuộc sống tự do. Nhưng có lẽ trong sâu xa nó muốn thoát khỏi sự áp đặt của mẹ nó dành cho bố con nó.

Mẹ Luân, chị Chuyên muốn Luân học bác sỹ vì: “Mẹ đã chuẩn bị sẵn chỗ làm cho con sau khi ra trường rồi!”. Từ nhỏ đến lớn, chuyện gì thằng Luân cũng nghe theo chị, mỗi chuyện này là nó khăng khăng không chịu. Cứ thế hai mẹ con giằng co mãi.

Rất nhiều lần mẹ con cãi cự nhau, đỉnh điểm của mẫu thuẫn là nó đang nhảy tàu vào với ông trẻ trong Sài Gòn để nó học ngành thiết kế thời trang mà nó thích. Chị Chuyên đã định nhảy tàu vào thành phố lôi con về nhưng anh Trung, chồng chị lần này cương quyết ngăn chị lại. Chị đã khóc rất nhiều và trách móc anh Trung: “Anh không mở miệng khuyên con một tiếng lại còn để nó đi như thế sao”.

Anh Trung không muốn đôi co với vợ nên chỉ nói: “Anh thấy con quyết định thế là đúng. Em nên để cho con chọn cho mình con đường đi, đúng đam mê và yêu thích của nó”.

Thế là chị Chung lại hét lên, mắng luôn cả anh Trung là “không biết suy nghĩ!”. Quá cám cảnh, anh chỉ biết lặng im cho yên cửa yên nhà.

Trong chuyện này, anh Trung thông cảm và ủng hộ con. Bởi hơn ai hết anh là người thấu hiểu nỗi khổ khi phải sống trong sự áp đặt của người khác.

Cả khu phố không ai là không biết về chị Chuyên, trong mắt mọi người chị là một người phụ nữ đoan trang, hiền thục nết na, luôn chăm lo cho gia đình nề nếp, con cái học hành giỏi giang, ngoan ngoãn. Còn chồng chị lúc nào cũng chỉnh chu, chưa khi nào thấy gia đình họ có điều tiếng gì. Tuy nhiên, đó là vẻ bình yên bề ngoài, trong nhà mới biết, chị Chuyên mới chính là người áp đặt cho toàn bộ gia đình, mọi suy nghĩ mong muốn của chị đối với các thành viên khác trong nhà đều phải thực hiện theo “khẩu lệnh” của chị.

Từ ngày lấy chị, anh Trung đã chuyển hẳn mình thành một con người khác, chưa khi nào được sống với chính bản thân mình. Vốn là một người có tính nghệ sĩ, cuộc sống lãng tử, bụi bặm… nhưng khi kết hôn anh phải uốn mình thành một con người hoàn toàn khác, một con gà công nghiệp đúng nghĩa.

Ngay cả chuyện để râu, tóc tai cũng phải theo ý chị, râu phải luôn luôn nhẵn nhụi, tóc một tháng cắt hai lần. Bất kỳ khi nào ra khỏi nhà, kể cả là việc vặt anh cũng phải quần âu, áo sơ mi phẳng phiu, nước hoa thơm phức.

Công việc thì chị bắt anh bỏ hẳn công việc cũ, một công việc tự do, nay viết lách, mai trang trí nhà, chế tác đồ mỹ nghệ… Công việc cũ tuy không giàu nhưng đủ sống và đúng với niềm đam mê của anh. Khi lấy vợ, đồng nghĩa với việc anh phải bỏ cái công việc mà chị cho là không đàng hoàng đó đi, thay vào đó là một công việc công sở. Để rồi hai vợ chồng cãi nhau suốt, để giữ hòa khí anh đã phải uốn mình theo sở thích của vợ.

Đời cha đã khổ, đến đời thằng Luân cũng vậy, chẳng hơn gì cha nó. Luân lớn lên trong sự áp đặt của mẹ. Nó thích chơi với bạn A, chị Chuyên không thích, chị bắt không được chơi với A. Tất cả những ý thích, những việc nó làm không phải là của nó mà là của mẹ nó. Nhưng thằng Luân đã không thể nghe theo mẹ nó mãi, nó quyết định lựa chọn cho mình tương lai bằng quyết định táo bạo khiến cho chị Chuyên phải ngỡ ngàng. Vì lần đầu tiên nó làm như thế!.

Trần Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/song-tam-ly/nha-co-vo-lam-tuong-14385/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY