Cây thuốc quanh ta hôm nay

Nhãn: chữa trí nhớ suy giảm hay quên

Cùi Nhãn dùng chữa trí nhớ suy giảm hay quên, tý lự quá ðộ mất ngủ, thần kinh suy nhược, tâm thần mệt mỏi hồi hộp, hoảng hốt

Nhãn - Dimocarpus longan Lour. (Euphoria longan (Lour.) Stend.), thuộc họ Bồ hòn - Sapinda-ceae.

Mô tả

Cây cao 5 - 10m, tán lá tròn xoè ra và rậm rạp. Cành non có lông. Lá mọc so le, kép lông chim, gồm 3 - 5 đôi lá chét nhẵn, mặt dưới màu thẫm hơn. Hoa xếp thành chuỳ mọc ở ngọn cành và ở nách lá, màu vàng nhạt. Quả tròn, vỏ quả vàng trơn nhẵn. Hạt đen nhánh. Áo hạt màu trắng trong bao quanh hạt và không dính vào hạt, khi chín thì ngọt và ăn mát.

Bộ phận dùng

Áo hạt (hay gọi là cùi) - Arillus Longan, thường gọi là Long nhãn nhục. Hạt, lá cũng được dùng.

Nơi sống và thu hái

Gốc ở Ấn Độ, được trồng ở vùng đồng bằng. Nhãn dễ trồng, mọc nhanh, thích hợp với đất thịt pha cát, nơi có lớp đất canh tác sâu. Có thể trồng bằng hạt, bằng cành chiết hay ghép cây. Độ 4 - 5 năm thì có quả, thời gian cho quả cũng rất lâu. Vào tháng 6 - 8, khi Nhãn chín, thu về, phơi nắng hay sấy cho cùi vàng đều thì lột cùi, phơi tiếp đến khô thì dùng. Hạt dùng phơi khô. Rễ và lá thu hái quanh năm.

Thành phần hoá học

Cùi Nhãn còn tươi có các thành phần sau, tính theo %: nước 77,15, tro 0,01, chất béo 0,13, protid 1,47, hợp chất có nitrogen tan trong nước 20,55, đường saccharose 12,25, vitamin A và B. Cùi Nhãn khô chứa nước 0,85, chất tan trong nước 79,77, chất không tan trong nước 19,39, tro 3,36. Trong phần tan trong nước có glucose 26,91%, saccharose 0,22%, acid tartric 1,26%, chất có nitrogen 6,309%.

Hạt Nhãn chứa tinh bột, saponin, chất béo và tanin. Lá chứa quercetrin, quercetin, tanin.

Tính vị, tác dụng

Cùi Nhãn có vị ngọt, tính ấm; có tác dụng bổ tâm, an thần, kiện tỳ, làm tăng cơ nhục. Hạt có vị mặn, tính bình, có tác dụng thu liễm chỉ huyết. Lá có tác dụng hạ nhiệt, tiêu viêm. Rễ có tác dụng lợi tiểu và hoạt huyết.

Công dụng

Các bộ phận khác nhau của Nhãn được dùng như sau:

Cùi Nhãn dùng chữa trí nhớ suy giảm hay quên, tý lự quá ðộ mất ngủ, thần kinh suy nhược, tâm thần mệt mỏi hồi hộp, hoảng hốt, gan kém, tỳ kém, huyết hý, rong kinh, ốm yếu sau khi bị bệnh. Dùng 9 - 15g.

Rễ chữa dưỡng trấp niệu, bạch đới, thống phong. Dùng 15 - 30g.

Lá dùng ngừa sởi, trị cảm lạnh, sốt rét, viêm ruột. Dùng 10 - 15g. Lá nấu nước tắm trị eczema b́u dái.

Hạt dùng trị đau dạ dày, đau thoát vị, mụn nhọt và bỏng, vết thương chảy máu. Dùng 10 - 15g dạng Thu*c sắc. Đồng thời tán bột, hoà với dầu Dừa dùng bôi vào chỗ đau.

Vỏ cây và vỏ quả dùng chữa bỏng, chữa sâu răng. Đốt, tán bột hay nấu cao bôi.

Ghi chú

Còn có thứ Nhãn tà, Nhãn cám - Dimocarpus longan Lour. subsp. longan var. obtusa (Pierre) Leenh., có quả ăn được và dùng làm Thu*c như Nhãn và vỏ cũng dùng chữa vết thương và cầm máu.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/nhan-chua-tri-nho-suy-giam-hay-quen/)

Tin cùng nội dung

  • Kết hôn được 8 năm và đã có một cô con gái kháu khỉnh, nhưng vợ chồng anh Tâm (Hà Nội) liên tục bị họ hàng thúc giục về kế hoạch có thêm “thằng cu nối dõi”.
  • Trí nhớ kém không phải chỉ xảy ra đối với những người cao tuổi. Lí do lão hóa hay tuổi tác là điều dễ hiểu khiến con người rơi vào tình trạng này.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY