Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nhận diện nguyên nhân gây mất trí nhớ ngắn hạn

Theo các chuyên gia, mất trí nhớ ngắn hạn (đột nhiên quên một sự việc vừa diễn ra trước đó 30 giây) là một tiến trình bình thường của lão hóa, nhưng cũng có thể do một số rối loạn sức khỏe tiềm ẩn gây ra.

Theo các chuyên gia, mất trí nhớ ngắn hạn (đột nhiên quên một sự việc vừa diễn ra trước đó 30 giây) là một tiến trình bình thường của lão hóa, nhưng cũng có thể do một số rối loạn sức khỏe tiềm ẩn gây ra. Dưới đây là 8 nguyên nhân phổ biến gây mất trí nhớ ngắn hạn và cách khắc phục:

1. Lão hóa. Ðây là nguyên nhân phổ biến nhất gây mất trí nhớ ngắn hạn, ảnh hưởng tới khoảng 11% số người trên 45 tuổi và 40% số người trên 60 tuổi. Nguyên do là khi có tuổi, một số vùng não teo nhỏ lại, khiến chúng giao tiếp kém hiệu quả và lưu thông máu đến não cũng chậm lại. Không chỉ làm giảm trí nhớ, điều đó còn khiến chúng ta gặp khó khăn khi thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc. Dạng mất trí nhớ ngắn hạn này không đáng lo ngại.

viết ghi chú là một cách hiệu quả để kích thích bộ não cải thiện trí nhớ ngắn hạn.

Duy trì vận động trí não bằng các hoạt động kích thích như đọc, viết, giải ô chữ... Chúng ta cũng có thể lập danh sách những việc cần làm để ghi nhớ. Năng tập thể dục, ngủ đủ giấc và bổ sung đầy đủ dưỡng chất vì những điều này đều rất quan trọng đối với sức khỏe não bộ, bao gồm cả trí nhớ.

2. Chấn thương đầu. Mất trí nhớ - cả ngắn hạn và dài hạn - là một triệu chứng phổ biến của chấn thương đầu, có thể xảy ra do một tác động mạnh hoặc tức thời vào đầu như bị T*i n*n xe cộ, va chạm khi chơi thể thao hoặc té ngã.

Lời khuyên: Dạng mất trí nhớ ngắn hạn này thường tự khỏi trong vòng vài tháng. Trong quá trình tự hồi phục đó, bạn có thể kích thích trí não bằng các chiến thuật như viết giấy ghi chú hoặc sắp xếp vị trí đồ dùng hợp lý, cho dễ nhớ và dễ tìm. Còn nếu gặp phải tình trạng mất trí nhớ dai dẳng, mất ý thức, lú lẫn, đi lại khó khăn hoặc chuyển động mắt bất thường thì nên sớm đi khám sức khỏe. Lưu ý, việc liên tục bị chấn thương đầu cũng làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.

3. Uống nhiều rượu. Việc này có thể gây mất tín hiệu trong não, dẫn tới rối loạn khả năng chuyển đổi ký ức từ ngắn hạn sang dài hạn. Mất tín hiệu tạm thời trong não xảy ra phổ biến nhất khi nồng độ cồn trong máu của một người trên 0,16%. Theo một nghiên cứu dựa trên ảnh chụp não bộ công bố năm 2021, uống bất kỳ loại rượu nào cũng có thể làm giảm thể tích chất xám và gây mất trí nhớ nhiều hơn.

Lời khuyên: Hãy lên kế hoạch cắt giảm lượng rượu tiêu thụ và tốt nhất là cai rượu.

4. Thiếu ngủ. Ký ức thường được lưu trữ trong não ở giai đoạn giấc ngủ mắt không chuyển động nhanh (NREM). Ðể chức năng ghi nhớ hoạt động khỏe mạnh, bạn cần có giấc ngủ sâu, thường xảy ra trong vòng 1 giờ đầu tiên sau khi ngủ. Trong khi ngủ, não bộ cũng kích hoạt hệ thống glymphatic giúp loại bỏ chất thải khỏi não để giữ cho hệ thần kinh trung ương hoạt động tốt nhất khi bạn tỉnh giấc. Nên nếu hệ thống glymphatic không hoạt động tốt, não sẽ kém hiệu quả hơn trong việc ghi nhớ vào ngày hôm sau.

Lời khuyên: Ngủ đủ 7-9 tiếng/đêm. Thiết lập thói quen vệ sinh giấc ngủ giúp nhanh chợp mắt và ngủ ngon hơn. Cuối cùng, giải quyết bất kỳ vấn đề sức khỏe nào có thể gây mất ngủ - như trầm cảm hoặc chứng ngưng thở khi ngủ.

5. Trầm cảm. Một nguyên nhân phổ biến khác gây mất trí nhớ ngắn hạn ở người dưới 50 tuổi là rối loạn tâm thần, bao gồm trầm cảm. Bệnh này có thể gây khó tìm lại thông tin và ghi nhớ, do nó làm thay đổi tín hiệu hóa học và điện trong não bộ.

Lời khuyên: Hỏi ý kiến bác sĩ về các triệu chứng nghi trầm cảm để được hỗ trợ điều trị kịp thời.

6. Rối loạn căng thẳng hậu sang chấn (PTSD). Bệnh nhân PTSD thường có những ký ức gây chấn động tâm lý dữ dội, nhất là những sự kiện đau buồn. PTSD được phát hiện có liên quan đến việc giảm chức năng nhận thức và trí nhớ ngắn hạn.

Lời khuyên: Người bệnh cần được điều trị về mặt tâm lý, chẳng hạn bằng liệu pháp trò chuyện.

7. Suy dinh dưỡng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ mất trí nhớ và làm trầm trọng thêm tình trạng mất trí nhớ sẵn có. Khi bị mất trí nhớ ngắn hạn, người bệnh cần đảm bảo dung nạp đủ 2 dưỡng chất quan trọng là vitamin B1 (thiamine) và vitamin B12 (folate). Những người uống rượu nhiều hoặc đã trải qua phẫu thuật giảm cân có nguy cơ thiếu hụt cả 2 chất này.

Lời khuyên: Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng đa lượng như chế độ ăn Ðịa Trung Hải, bao gồm nhiều hải sản, thịt nạc, rau quả và các loại hạt. Thực phẩm nào tốt cho cơ thể đều tốt cho não, vì vậy, thức ăn càng tươi và có nhiều màu sắc càng tốt. Nếu cần, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc uống bổ sung vitamin B1 hoặc B12.

8. Bệnh sa sút trí tuệ. Ðối với hầu hết mọi người, mất trí nhớ ngắn hạn sẽ không dẫn đến chứng sa sút trí tuệ hoặc mất trí nhớ nghiêm trọng. Nhưng trong một số ít trường hợp, nó có thể là dấu hiệu ban đầu của sa sút trí tuệ. Ngoài ra, mất trí nhớ ngắn hạn còn đáng lo ngại khi nó dẫn đến suy giảm nhận thức nhẹ (MCI), với khoảng 10-15% trường hợp có thể phát triển thành chứng sa sút trí tuệ.

Lời khuyên: Người bị MCI nên sớm kiểm tra và theo dõi sức khỏe. Bởi chẩn đoán sớm rất quan trọng trong việc điều trị, trì hoãn sự khởi phát của chứng sa sút trí tuệ cũng như giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

AN NHIÊN (Theo Insider)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/nhan-dien-nguyen-nhan-gay-mat-tri-nho-ngan-han-a146437.html)

Tin cùng nội dung

  • Có rất nhiều loại Thu*c hay thực phẩm chức năng, có thể kéo dài tình trạng lão hóa của não bộ, cải thiện trí nhớ. Tuy nhiên, cũng có nhiều cách làm chậm quá trình này, đồng thời cải thiện chức năng hoạt động của bộ não, mà không cần dùng Thu*c.
  • Việt Nam vừa đón công dân thứ 90 triệu, ở vào giai đoạn dân số vàng với tuổi thọ trung bình là 73. Điều gì xảy ra với những người từ 50 - 70 tuổi?
  • Ở người cao tuổi, bệnh lý toàn thân xuất hiện ngày càng nhiều ảnh hưởng đến răng miệng. Ngược lại, những suy thoái ở răng miệng cũng tác động đến sức khỏe toàn thân.
  • Bạn luôn tự hỏi: điều gì có thể diễn ra khi chúng ta già đi? Ðó tất nhiên là quá trình lão hoá, là những biểu hiện nhăn nheo của làn da, sự suy giảm về trí nhớ, tóc bạc,
  • Là thuật ngữ được dùng nhiều trong thời gian gần đây, để nói về căn bệnh sa sút trí tuệ ở người trung cao tuổi, bệnh rất đa dạng, chứa đựng nhiều bí ẩn, mà khoa học chưa hiểu hết, nên hiệu quả điều trị còn thấp, và dưới đây là một số dạng sa sút trí tuệ thường gặp.
  • Đi cùng năm tháng, cơ thể của chúng ta lớn lên, trưởng thành rồi già nua. Dẫu biết rằng đó là quy luật của tạo hoá, nhưng khi phải đối mặt với “sự già” thì chúng ta vẫn không khỏi lo lắng và mong muốn có một phép màu nào đó giúp ta trẻ mãi không già.
  • Theo thời gian, cơ thể con người sẽ bị lão hóa, thể hiện bằng những biến đổi về hình thái và chức năng của các bộ phận, hệ thống của cơ thể. Quá trình lão hóa không diễn ra đột ngột, mà từ từ đến. Khi hệ thần kinh bắt đầu bị lão hóa, thì biểu hiện sớm của nó là sự suy yếu chức năng thần kinh.
  • Mangyte-Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu hụt dinh dưỡng gây ra tổn thương DNA. Khi các yếu tố dinh dưỡng cần thiết bị thiếu sẽ đem đến kết quả xấu trong quá trình sao chép và số lượng tế bào đột biến càng tăng.
  • Khi ăn ở dạng tươi như một loại rau, rau má giúp duy trì sự trẻ trung.
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY