Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nhiễm giun lươn gây đau bụng

Quảng Ninh-Bệnh nhân nam, 33 tuổi, đau bụng không rõ nguyên nhân, đến Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí khám, phát hiện nhiễm giun lươn.

Bác sĩ bùi thúy hằng, khoa nội tiêu hóa bệnh viện, ngày 20/8 cho biết bệnh nhân bị đau vùng thượng vị dạ dày không rõ nguyên nhân. bác sĩ chỉ định nội soi dạ dày - tá tràng, phát hiện một con giun lươn đang di chuyển rất nhanh kích thước khoảng 2x30 mm trong tá tràng. các bác sĩ đã tiến hành thủ thuật gắp con giun ra ngoài thành công.

Giun lươn là ký sinh trùng nguy hiểm nhất trong số các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa. Chúng có thể tồn tại rất lâu trong cơ thể và dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng con người.

Thông thường, người có miễn dịch tốt nhiễm giun lươn thì không hoặc ít có triệu chứng. người bệnh suy giảm miễn dịch kèm nhiều bệnh lý nền nặng nề, giun lươn lập tức bùng phát tấn công cơ thể, dẫn đến hội chứng tăng nhiễm giun lươn (hyperinfection) và nhiều vi trùng mang theo gây nhiễm trùng nặng. người bệnh dễ Tu vong do biến chứng sốc nhiễm khuẩn, suy hô hấp, suy đa tạng...

Để phòng tránh, bác sĩ khuyến cáo người dân cần lau chùi nhà cửa, nhà vệ sinh thường xuyên, có ý thức thực hiện vệ sinh thân thể tốt như rửa tay sạch trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, đi làm về... Tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, hạn chế ăn rau sống chưa rửa sạch, các món gỏi từ hải sản, thịt sống... Khi tiếp xúc với đất, với vật nuôi, người dân cần sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động như găng tay, giày dép chuyên dụng. Định kỳ hai lần một năm cần được tẩy giun, mỗi lần cách nhau 4-6 tháng.

Trường hợp tiêu chảy, đau bụng, xét nghiệm máu thấy thiếu máu nhẹ, phân có mùi hôi tanh... cần đến ngay các cơ sơ y tế chuyên khoa tiêu hóa để khám sớm và điều trị.

Thùy An

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/dau-bung-do-nhiem-giun-luon-4343730.html)

Tin cùng nội dung

  • Anh H.M.T. 33 tuổi ở Đắc Lắc đi khám bệnh ở BV Nguyễn Tri Phương vì bệnh kéo dài một năm với triệu chứng ăn không tiêu, buồn nôn, nôn ói, ợ chua và táo bón.
  • Viêm ruột thừa là một cấp cứu thường gặp nhất trong các bệnh cấp cứu về ngoại khoa. Bệnh có khi đơn giản, nhưng có khi cũng vô cùng phức tạp.
  • Đau bụng là một triệu chứng thường gặp, cường độ của cơn đau có thể dao động từ nhẹ âm ỉ đến oằn oại dữ dội khiến người bệnh phải đi cấp cứu.
  • Mangyte ơi, em chưa ăn sáng đang đau bụng xót ruột, nhưng khi ăn vào em thấy chóng mặt rồi nôn ói mà không ói được. 1 tiếng sau thì bị đau bụng quằn quại...
  • Trong lúc ăn và sau ăn tầm 5 phút thì cháu thấy khá là đau bụng, đau ở phía trên của bụng. Mangyte ơi, cháu bị làm sao vậy ạ?
  • Khi bác sĩ nói “khả năng bị đau dạ dày”, chị Hải rất ngạc nhiên, bé mới chỉ ăn sữa, cháo, toàn đồ ăn mềm, làm sao đau dạ dày?
  • Mẹ em năm nay 59 tuổi. Mẹ em bị bệnh đau dạ dày và thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy, có phải là bị viêm đại tràng không? Mẹ em còn bị tiểu buốt, tiểu rát, có phải là bị viêm bàng quang hay không? Ngoài ra, còn bị polyp túi mật. Do nhà em ở Lâm Đồng, mỗi lần xuống Sài Gòn khám và ở lại cũng bất tiện. Em nghe nói bên BV Bình Dân có nội soi được đầy đủ các bệnh trên, có đúng không bác sĩ? Hoặc bác sĩ tư vấn giúp em nơi nào khám bệnh nhanh có tất cả các bệnh trên. Cám ơn bác sĩ! (Thùy Trang)
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hay rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngoài ra đau bụng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY