Sức khỏe hôm nay

Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh: mẹ không nên xem nhẹ

Nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Do đó, mẹ nên trang bị một số kiến thức cần thiết để có thể biết cách phòng tránh và xử lý khi trẻ mắc phải căn bệnh này.

Khi bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, trẻ sẽ bị tiêu chảy, phân nhầy, biếng ăn, sút cân, ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển về thể chất và cân nặng của trẻ. Do đó, có biện pháp chăm sóc, điều trị thích hợp và kịp thời là yêu cầu bắt buộc dành cho các bậc cha mẹ để giúp trẻ mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân và triệu chứng của nhiễm khuẩn đường ruột

Hệ tiêu hoá những năm đầu đời của các thiên thần nhỏ còn quá non yếu nên đã trở thành môi trường lý tưởng cho sự xâm nhập của các vi-rút gây tổn thương và nhiễm khuẩn. Hai thủ phạm chính gây nên căn bệnh này ở trẻ sơ sinh là những vi khuẩn dạng campylobacter và vi khuẩn E.coli.

Con đường lây nhiễm chính là do các bé tiếp xúc với những đồ vật không vệ sinh, chứa vi khuẩn như động vật, cho bé ăn thực phẩm bị nhiễm độc do chưa được nấu chín, để lâu bên ngoài, không được hâm nóng lại, hoặc đưa bé đi du lịch và sinh sống ở nơi đông đúc.

Cho trẻ ăn đồ chưa được nấu kỹ hoặc để lâu bên ngoài là một nguyên nhân phổ biến gây nhiễm khuẩn đường ruột

Mẹ cần lưu ý cũng như theo dõi những dấu hiệu nhiễm khuẩn đường ruột sau đây để có thể kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện chữa trị:

- Bé quấy khóc, đau bụng dữ dội đi kèm theo triệu chứng sốt (nhẹ hay nặng), buồn nôn hoặc nôn nhiều.

Khi bé quấy khóc bất thường kèm theo sốt nhẹ, mẹ nên lưu ý vì có thể bé đã bị nhiễm khuẩn đường ruột

- Bé đi phân lỏng có thể lẫn với chất nhầy hay bạch cầu nhiều lần trong ngày dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu nước, xanh xao, hốc hác và kèm theo triệu chứng sốt.

- Tuỳ theo thể trạng từng bé, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 2-5 ngày hay cũng có thể từ 1-10 ngày.

Cách xử lý khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Đối với trường hợp nhẹ:

Trường hợp này bạn hoàn toàn có thể chăm sóc và điều trị tại nhà, thông thường chỉ sau 1-2 ngày (có thể lâu hơn tùy vào mỗi trẻ) là khỏi. Lúc này bạn nên:

- Cho trẻ uống nước thường xuyên, với trẻ sơ sinh thì phải được bú sữa. Đồng thời cho trẻ ăn/ uống nhiều trái cây có kali như chuối, cam, nước dừa tươi,; đặc biệt lưu ý với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng chưa thể ăn những loại này.

Ảnh minh họa

- Chia nhỏ bữa ăn, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong ngày.

- Làm mềm thức ăn để trẻ dễ nuốt và tiêu hóa.

- Một số loại đồ uống như: gừng, rượu dấm táo, húng quế,…sẽ giúp làm dịu dạ dày của bé, chống nhiễm trùng.

Đối với trường hợp nặng:

Bạn nên cho bé đi bệnh viện nếu thấy những dấu hiệu sau:

- Tiêu chảy nhiều lần (5-6 lần/giờ) kèm theo sốt.

- Phân có nhày lẫn máu hoặc phân toàn nước, đục; không tiểu tiện hoặc tiểu rất ít.

Khi trẻ bị nôn mửa nhiều đi kèm với tiêu chảy, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức

- Trẻ lừ đừ, vã mồ hôi, tay chân lạnh, bỏ bú, không ăn uống được, nôn mửa nhiều.

- Bạn không nên tự ý cho bé uống thuốc đau bụng hay thuốc kháng sinh, đặc biệt với trẻ sơ sinh. Vì điều này có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Chế độ ăn uống cho trẻ khi bị nhiễm khuẩn đường ruột:

Những loại thực phẩm nên dùng khi trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn là: gạo, khoai tây, các loại rau quả có màu vàng và đỏ, xanh thẫm, giá đỗ xanh; thịt gà, bò, thịt thăn lợn, trứng, sữa; Dầu thực vật, mỡ gà, mỡ lợn; Các loại quả tươi: cam, bưởi, chuối, xoài, đu đủ, nước dừa…

Những thực phẩm cần tránh là các thức ăn thô nhiều chất xơ như: ngô hạt, đậu đỗ nguyên hạt, rau cần, rau bí, măng… Nước ngọt có ga, tránh ăn đồ lạnh khi trẻ bị viêm họng: kem, thức ăn quá nguội lạnh.

3. Cách phòng bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh

- Cho trẻ ăn chín, uống sôi, đặc biệt là nấu chín kỹ các thức ăn có nguồn gốc từ gia cầm, gia súc, tránh để thức ăn bị nhiễm khuẩn lại sau khi đã nấu chín, chỉ uống sữa đã tiệt trùng.

- Khi vật nuôi bị ốm vì bất cứ nguyên nhân gì cũng không nên để chúng lại gần trẻ.

Người thân nên rửa tay trước khi tiếp xúc với trẻ là một cách phòng bệnh nhiễm khuẩn đường ruột.

- Nên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng tiệt khuẩn, đặc biệt là khi muốn tiếp xúc với trẻ.

- Cha mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học; giữ gìn vệ sinh thân thể, môi trường sống của trẻ sạch sẽ; thường xuyên giặt chăn mền phòng chống ẩm mốc.

Ngân Trần

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/nhiem-khuan-duong-ruot-o-tre-so-sinh-me-khong-nen-xem-nhe-23942/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY