Chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm hôm nay

Nhiễm khuẩn tụ cầu không tiết coagulase: chẩn đoán và điều trị

Vì tụ cầu không tiết coagulase là vi khuẩn bình thường trên da người, nên phân lập được nó khó có thể nói đó là nhiễm khuẩn hay nhiễm bẩn khi cấy máu mà tìm thấy có vi khuẩn này.

Tụ cầu không tiết coagulase là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm khuẩn ở người mang dụng cụ điều trị hoặc tiêm truyền tĩnh mạch hoặc nhiễm khuẩn vết mổ. Đôi khi khuẩn này cũng gây viêm tủy xưong hoặc viêm nội tâm mạc dù bệnh nhân không mang dụng cụ điều trị nào. Đã có đến 20 chủng được phát hiện, nhưng các chủng phổ biến là S. epidermitis, S.haemolyticus, S.hominis, S. warnerii, S. saprophyticus, S. saccharolyticus và S. cohnii. Nói chung các chủng này kém độc lực hơn tụ cầu vàng nên thường gây bệnh một cách âm ỉ hon.

Vì tụ cầu không tiết coagulase là vi khuẩn bình thường trên da người, nên phân lập được nó khó có thể nói đó là nhiễm khuẩn hay nhiễm bẩn khi cấy máu mà tìm thấy có vi khuẩn này. Có đến 3/4 mẫu máu có dương tính lá do nhiễm bẩn. Chỉ nghi ngờ là nhiễm khuẩn nếu bệnh nhân đồng thời đang mang các dụng cụ điều trị trong cơ thể (những nút buộc chỉ kim loại tại xương ức, khớp nhân tạo, van tim nhân tạo, ống đo áp lực nội sọ, cầu nối dẫn lưu dịch não tủy, ống xông lọc màng bụng hoặc kim truyền tĩnh mạch). Sưng, đỏ, đau, chảy dịch hồng hoặc mủ tại vùng có dụng cụ điều trị làm ta nghĩ đến nhiễm khuẩn. Khớp nhân tạo bị đau và lệch lạc chứng tỏ khớp đó đang bị nhiễm khuẩn. Sốt, tiếng thổi tim thay đổi, hoặc có dấu hiệu tắc mạch khối đông là bằng chứng nói lên van nhân tạo nhiễm khuẩn. Giảm miễn dịch hoặc mới điều trị kháng sinh gần đây cũng là những yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn. Nếu phân lập được cùng một chủng vi khuẩn ở nhiều vị trí cấy máu, từ nhiều vị trí khác nhau (đặc biệt là khi các mẫu máu lây ở những thời điểm khác nhau) hoặc khi phân lập được từ các dụng cụ điều trị. Ngược lại, nếu chỉ có 1 mẫu máu ( ) hoặc có nhiều loại vi khuẩn trong những mâu nuôi cấy khác nhau thì nhiều khả năng là do nhiễm bẩn. Người ta thường dùng độ nhậy với kháng sinh hoặc định chủng để xác định xem các chủng tìm đựợc là cùng một hay từ nhiều chủng khác nhau. Khi có điều kiện, người ta có dùng các phượng pháp kỹ thuật cao hơn như phân tích plasmid hoặc endonuclease để xác định chủng.

Nếu có thể được, cần loại bỏ ngay các dụng cụ điều trị khỏi cơ thể khi bị nhiễm tụ cầu không tiết coagulase. Tuy nhiên, không phải dụng cụ nào cũng tháo bỏ được (van tim, khớp nhân tạo, ống dẫn lưu dịch não tủy), nên nhiều khi đành phải sử dụng đơn thuần kháng sinh nhưng phải hiểu là kháng sinh có thể không có tác dụng và có thể phải phẫu thuật thay các dụng cụ đó.

Tụ cầu không tiết coagulase thường kháng lại methicillin và nhiều kháng sinh khác. Nếu bệnh nhân có chức năng thận bình thường, người ta thường chọn vancomycin, tiêm tĩnh mạch 1g x 2 lần/ngày trong khi chờ đợi kết quả kháng sinh đồ. Nếu nhiễm khuẩn dụng cụ đơn giản như kim tiêm, hay kim luồn tĩnh mạch, thì đôi khi bệnh tự khỏi sau khi loại bỏ các vật này, nên thời gian dùng kháng sinh là khó xác định. Các trường hợp khác cần điều trị trong 6 tuần, phối hợp vancomycin như trên với rifampin 300mg uống 2 lần mỗi ngày và gentamycin 1mg/kg/lần tiêm tĩnh mạch, 3 lần mỗi ngày là cách được khuyến cáo dùng điều trị viêm nội tâm mạc do van nhân tạo và do vi khuẩn kháng methicillin.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoantruyennhiem/nhiem-khuan-tu-cau-khong-tiet-coagulase-chan-doan-va-dieu-tri/)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY