Kinh tế xã hội hôm nay

Nhiều bệnh nhân có tâm lý thích bác sĩ kê đơn kháng sinh mạnh

Tại Việt Nam, tình trạng kháng kháng sinh đang tăng cao và đã có trường hợp mắc vi khuẩn đa kháng, kháng mở rộng, toàn kháng.

điều trị, chỉ hy vọng vào sức đề kháng của bệnh nhân có chống đỡ được với loại vi khuẩn này.

Bên lề khóa học nâng cao chất lượng phòng xét nghiệm vừa diễn ra tại BV Bạch Mai, PGS.TS. Đoàn Mai Phương - nguyên Trưởng khoa Vi sinh (BV Bạch Mai) cho biết, vi khuẩn kháng hiện là mối quan tâm cả thế giới. Theo ước tính có 700.000 người thiệt mạng hàng năm trên toàn thế giới do kháng Thu*c; cho đến năm 2050, nếu không có can thiệp để kiểm soát kháng thì ước tính con số này sẽ tăng lên đến 10 triệu người thiệt mạng mỗi năm. Hiện nay có nhiều vi khuẩn kháng kháng sinh, trong đó đặc biệt là vi khuẩn E.coli kháng Carbapenem - một loại được coi là vũ khí cuối cùng để điều trị. “Tỷ lệ kháng của con vi khuẩn này đang tăng 30-40%. Nếu chúng ta không kiểm soát thì việc lan truyền giữa vi khuẩn này với vi khuẩn khác, lan truyền gene đề kháng Carbapenem sẽ tăng lên nhanh chóng” - PGS.TS. Đoàn Mai Phương cho biết.

Dễ dàng mua Thu*c kê đơn khiến tình trạng lạm dụng kháng sinh càng gia tăng. Ảnh: TM

Cũng theo PGS.TS. Đoàn Mai Phương, các loại vi khuẩn đa kháng, kháng mở rộng, toàn kháng gặp nhiều ở các phòng điều trị tích cực, ở bệnh viện tuyến cuối. Bởi kháng kháng sinh là hiện tượng vi khuẩn không còn chịu tác động khi bác sĩ sử dụng kháng sinh để điều trị, dẫn đến bệnh nhân không khỏi bệnh và bệnh viện tuyến dưới sẽ chuyển lên tuyến trên. Đây là lý do các ca kháng kháng sinh thường gặp ở bệnh viện tuyến cuối.

TS. Đoàn Mai Phương cũng cảnh báo tình trạng nhiều bệnh nhân có tâm lý bác sĩ kê đơn kháng sinh mạnh mới là điều trị tốt. Thực tế, bệnh nhân nên sử dụng kháng sinh phổ hẹp, rẻ tiền, điều trị vài ba ngày mới mang lại hiệu quả thay vì sử dụng kháng sinh mạnh. “Người dân không nên sử dụng kháng sinh mạnh 1 liều đã ngăn chặn vi khuẩn, vì sau này nếu không may mắc các vi khuẩn mạnh hơn sẽ không có kháng sinh để điều trị. Kháng sinh nhẹ, kháng sinh mạnh không phải là mục tiêu sử dụng, bác sĩ là người khám, chỉ định kháng sinh phù hợp với từng loại bệnh, trên quan điểm phải nhiễm khuẩn mới dùng kháng sinh” - TS. Phương khuyến cáo.

Tại khóa học nhằm nâng cao chất lượng phòng xét nghiệm, các chuyên gia cho biết để xác định loại vi khuẩn kháng Thu*c, hay sử dụng liều không đúng dẫn đến lâu khỏi bệnh, câu hỏi này chỉ phòng xét nghiệm vi sinh trả lời được. Bởi tại phòng xét nghiệm vi sinh sẽ là nơi làm kháng sinh đồ để trả lời vi khuẩn có kháng Thu*c hay không. “Trong tương lai chúng ta hoàn toàn có thể làm hạn chế gia tăng vi khuẩn kháng Thu*c, dựa trên các bằng chứng khoa học ở phòng xét nghiệm vi sinh. Bởi sau khi có kết quả kháng sinh đồ và thông báo cho bác sĩ, bác sĩ sẽ tiến hành cách ly bệnh nhân, không để vi khuẩn kháng Thu*c lây lan sang các bệnh nhân khác, theo đó mức độ kháng kháng sinh không thể lan rộng và sẽ kéo dài được tuổi thọ các loại kháng sinh điều trị” - PGS.TS. Đoàn Mai Phương thông tin.

Thái Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nhieu-benh-nhan-co-tam-ly-thich-bac-si-ke-don-khang-sinh-manh-n156003.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY