Tâm sự hôm nay

Nhiều lần thấy vợ mở tủ quần áo rồi khóc rung cả vai, nhưng tận khi đọc được cuốn nhật kí tôi mới hiểu lý do phía sau

Lệ mở cánh cửa tủ, rồi cứ đứng thế khóc nức nở. Tôi không dám bước vào hỏi, vì chẳng biết phải an ủi vợ thế nào.

Lệ mở toang cả 2 cánh tủ quần áo, rồi cứ thế khóc nức nở. Đôi vai gầy rung lên, sau một hồi thì cô ấy ngồi bệt xuống đất, lấy tay ôm mặt.

Đây không phải là lần đầu tiên tôi chứng kiến cảnh tượng này, ít nhất phải 3-4 lần trong mấy tháng trở lại đây rồi. Tôi vốn kém khoản ăn nói, càng không biết phải an ủi người khác thế nào nên rất sợ. Cứ định bước tới rồi lại bước lui, cuối cùng tôi đành im lặng chứng kiến vợ mình như vậy. Tôi không rõ lý do cô ấy khóc là gì, có khi nào là trầm cảm sau sinh?

Tôi cũng lựa chọn những khoảng không gian riêng tư của hai vợ chồng để thủ thỉ hỏi thăm, nhưng vợ tôi lại chỉ lắc đầu nói không sao. Thấy cô ấy lảng tránh, tôi cũng đành thôi. Sau đó, tôi lao vào kiếm tiền và đoán rằng đưa thêm thì vợ sẽ vui.

Thế nhưng tình hình vẫn chẳng mấy cải thiện. Hai vợ chồng tôi như có một khoảng cách vô hình. Cố gắng giúp vợ không được, tôi còn thấy phát bực. Nhiều lúc tôi nghĩ: "Mình đi làm có nhàn hạ gì đâu, về còn phải chứng kiến mặt nặng mày nhẹ của vợ. Ở nhà chỉ có trông con với nấu bữa cơm, có gì nặng nề đâu mà nào cũng khóc! Có khi nào lại thương nhớ thằng người yêu cũ mới lấy vợ không?"

Cũng vài lần tôi quá chán không khí gia đình mà bỏ ra ngoài cà phê cùng hội bạn. Lệ thì vẫn thế, gương mặt cả ngày ủ dột, u uất như thể ai lấy mất sổ gạo của cô ấy vậy. Mọi chuyện sẽ còn tiếp diễn như thế cho tới một lần trực tiếp dọn nhà, tôi mới vô tình biết được ngọn ngành...

Hôm ấy, Lệ cho con về ngoại. Tôi cũng mừng lắm, có chút không gian riêng, không cần nhìn mặt vợ để sống rồi. Tuy nhiên, ngày cuối tuần, tôi định ra ngoài thì lại nhìn căn phòng 1 lượt, quá bừa bộn, rồi quyết định sẽ dọn dẹp lại mọi thứ.

Từ phòng ngủ cho tới phòng khách, rồi nhà vệ sinh, nhà bếp... tôi thở hồng hộc và nghĩ: "Cứ tưởng ít việc mà làm xong mệt phết". Ý nghĩa ấy vừa xẹt qua trong đầu, tôi bất giác thấy thương vợ ghê gớm. Mình chẳng vướng bận đứa trẻ nào ở bên mà còn thế này, cô ấy sẽ mệt thế nào?

Điều đáng nói, trong khi mở ngăn kéo bàn trang điểm, tôi vô tình thấy cuốn sổ nhật kí của vợ. Tò mò, tôi mở ra đọc. Trong đó rất nhiều trang bị nhòe, có lẽ Lệ đã khóc không ít.

Cô ấy đã đi khám vì trầm cảm, uống Thu*c nhưng sau đó ít sữa nên lại bỏ. Lệ cũng cho biết là người làm mức lương 20-30 triệu mà giờ vì chồng, vì con đành ở nhà khiến cô ấy rất bí bách. Nhưng mỗi lúc mở miệng ra nói thuê người giúp việc liền bị chồng mắng, cô ấy cảm giác như mình là bà mẹ không thương con, độc ác vậy.

Cô ấy còn kể thêm trong nhật kí rằng, có 1 lần tôi say xỉn trở về nhà, khi vợ đỡ thì hất ra và chỉ thẳng mặt mắng: "Thứ đàn bà vô dụng, chỉ ở nhà ăn bám mà còn hạch sách chồng. Cô tưởng chỉ mình cô sinh được con chắc???"

Kể từ khi đó, cô ấy rất sợ tôi. Cảm giác ăn bám càng khiến cô ấy buồn bã. Nhiều lúc mở tủ quần áo, nhìn những bộ váy áo là lượt Lệ chỉ cảm thấy tiếc nuối và day dứt.

Cô ấy còn viết nhiều, khá lộn xộn nhưng tôi hiểu rằng cô ấy đã hy sinh công việc, ở nhà làm bà nội trợ rất vất vả khi vừa chăm con, vừa lo chu toàn việc nhà. Cuối cùng, tôi lại phũ phàng nói những lời cay độc làm cô ấy thêm tổn thương.

Tôi vô cùng hối hận, càng trách mình khi nhìn thấy vợ khóc mà chỉ đứng im chẳng hành động gì. Lấy lí do không biết an ủi để lảng tránh không khiến vợ tôi tốt hơn, chỉ khiến cô ấy nghĩ răng tôi lạnh lùng, thờ ơ.

Và sau khi biết mọi chuyện, tôi lập tức bắt xe về quê với vợ con. Tôi cũng tự hứa sẽ quan tâm cô ấy hơn, dù một cách vụng về còn hơn là đứng im, phó mặc mọi thứ cho vợ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/nhieu-lan-thay-vo-mo-tu-quan-ao-roi-khoc-rung-ca-vai-nhung-tan-khi-doc-duoc-cuon-nhat-ki-toi-moi-hieu-ly-do-phia-sau-20200810171604426.chn)

Tin cùng nội dung

  • Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh ở những người lần đầu làm mẹ.
  • Đối với hầu hết phụ nữ, sinh con là một trải nghiệm tích cực, sự ra đời của một đứa trẻ được chào đón với niềm hân hoan và sung sướng.
  • Trầm cảm sau sinh là rối loạn trầm cảm xảy ra trong vòng 30 ngày ngay sau khi người phụ nữ sinh con. Hậu quả của rối loạn này nặng nề nhất là người mẹ giết con
  • Có nhiều phụ nữ sau khi sinh con xuất hiện các triệu chứng của bệnh trầm cảm như: mất hứng thú trong cuộc sống, ăn không ngon, có cảm giác tội lỗi...
  • Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh. Nhận biết sớm và hiểu đúng về tình trạng này có vai trò rất quan trọng trong việc giúp phụ nữ sau sinh vượt qua được giai đoạn này. Dưới đây là một vài sự thật về trầm cảm sau sinh bạn cần biết:
  • Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện những chỉ dấu trong thành phần máu giúp sớm chẩn đoán nguy cơ trầm cảm của phụ nữ mang thai.
  • Trầm cảm sau sinh là tình trạng mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh. Tình trạng này có thể khiến người mẹ bị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, thậm chí hoang tưởng, luôn lo sợ con mình sẽ bị hại, không chăm sóc con được tốt,…
  • Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh.
  • Các nhà khoa học hiện nay tin rằng, các triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh có thể phát triển trong khi một phụ nữ vẫn đang trong giai đoạn mang thai.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY