Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Từ vụ mẹ trầm cảm sau sinh giết con và tự hại bản thân mình, dường như nhiều người đang coi thường căn bệnh đáng sợ này?

Có lẽ chỉ những người đã trải qua mới có thể hiểu trầm cảm sau sinh nguy hiểm và đáng sợ tới mức nào.

Sau khi sinh con, người mẹ sẽ phải đối mặt với rất nhiều sự thay đổi, từ sức khỏe cho tới tính cách. không ít chị em thừa nhận bản thân mắc phải tình trạng này, có những người may mắn được gia đình phát hiện sớm và giúp người mẹ vượt qua giai đoạn nguy hiểm, nhưng một số khác thì không, điển hình là một số vụ việc mẹ giết con rồi sát hại bản thân mình trong thời gian gần đây, nguyên nhân ban đầu được cho là do người mẹ mắc bệnh trầm cảm.

Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm sau sinh hiện nay chiếm khoảng 15% trong 3 tháng đầu và 25% trong vòng 12 tháng sau sinh. đây là chứng bệnh rất phổ biến và nguy hiểm, người bệnh có thể bị trầm cảm nhẹ, vừa hoặc nặng, thoáng qua hoặc kéo dài, dẫn đến những hành động tiêu cực cho bản thân.

Nhiều người vẫn đang coi nhẹ căn bệnh đáng sợ này?

Thoạt nhìn, một số người thấy đây là tình trạng bình thường, nhưng sự thực thì nó đáng sợ hơn rất nhiều và chỉ có lẽ những người đã từng trải qua mới có thể thấu hiểu được. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ người mẹ nào, có thể là lần đầu làm mẹ hay là lần 2, lần 3...

Về cơ bản, bệnh trầm cảm sau sinh con là tình trạng người phụ nữ bị rối loạn cảm xúc, hay có suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi, buồn chán và lo lắng về nhiều vấn đề trong cuộc sống. bệnh lý này có thể ở mức nhẹ, vừa hoặc nặng, tự khỏi hoặc thậm chí sẽ không thể tự hết nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.

Theo các chuyên gia tâm lý thì sau khi sinh con, cơ thể người phụ nữ thường có những sự thay đổi đột ngột về nội tiết nên dễ dẫn đến cảm giác mệt mỏi, trầm cảm. ngoài ra, thể tích máu, hệ miễn dịch, huyết áp và chuyển hóa lúc này cũng biến đổi nên dẫn đến những bất ổn về cảm xúc. các dấu hiệu ban đầu của trầm cảm sau sinh thường không được gia đình chú ý, chỉ đến khi xảy ra nhiều hậu quả đau lòng thì người ta mới nghĩ lại về các dấu hiệu gợi báo của căn bệnh này.

Bệnh lý trầm cảm sau sinh con sẽ càng trở nên trầm trọng nếu thời điểm sau sinh, người mẹ gặp khó khăn trong việc chăm sóc em bé mà gia đình lại có mâu thuẫn không thể gỡ bỏ hoặc khó khăn về tài chính... đặc biệt, nếu trong gia đình có người từng bị trầm cảm thì người phụ nữ sau khi sinh cũng có nguy cơ mắc trầm cảm nhiều hơn.

Ảnh minh họa.

Trầm cảm sau sinh nguy hiểm thế nào?

Đối với bản thân người mẹ, trầm cảm sau sinh con có thể khiến mẹ bị suy dinh dưỡng, sụt cân, suy nhược thần kinh, có những suy nghĩ hoang tưởng và dễ dẫn đến hành vi nguy hiểm, tự gây hại cho bản thân.

Khi đã bị trầm cảm sau sinh con thì người mẹ sẽ không có đủ tâm trí để chăm sóc cho gia đình và đứa con sơ sinh được tốt, gia đình vì thế sẽ không được vui vẻ. đặc biệt, khi trầm cảm nặng thì người mẹ thường hay có suy nghĩ t* t*, một số người bị rối loạn tâm thần và luôn có cảm giác bị hại nên luôn tìm cách để trả thù hay đối phó với mọi người muốn đến gần mình. thậm chí, có những bà mẹ còn nghĩ con mình bị ma quỷ nhập nên tìm cách trừ tà, hại đến tính mạng của bé. thực tế đã chứng minh, có rất nhiều vụ việc đau lòng xảy ra khi phụ nữ bị trầm cảm sau sinh con.

Dấu hiệu của trầm cảm sau sinh

- Suy nhược cơ thể:

Thực tế, có rất nhiều bà mẹ sau khi sinh con xong liền rơi vào trạng thái vô vọng, đau khổ và thậm chí là khóc lóc cả ngày mà không có bất kỳ một lý do nào cả. Đôi khi, bản thân họ cảm thấy mình không được quan tâm, bị mọi người bỏ rơi, cảm giác này kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi triền miên và suy nhược cơ thể. Đây chính là dấu hiệu ban đầu của trầm cảm sau sinh.

- Lo lắng, đau cơ thể không rõ nguyên nhân:

Sau sinh, bà mẹ thường có nhiều mối lo về bản thân, gia đình và con cái, nhiều người cảm thấy đau dữ dội ở cổ và đầu, lưng, ngực nhưng khi khám thì không tìm ra nguyên nhân.

- Hoảng hốt

Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh con thường cảm thấy hoảng hốt với những điều có thể xảy ra hàng ngày, sau khi hoảng hốt thì rất khó để họ bình tĩnh lại. cách tốt nhất trong trường hợp này chính là tránh để những tình huống đó xảy ra lặp lại nhiều lần.

Ảnh minh họa.

- Căng thẳng

Dấu hiệu căng thẳng thường xuyên sẽ làm cho chứng trầm cảm trở nên nặng nề hơn. loại căng thẳng này là dấu hiệu ban đầu của trầm cảm sau sinh và không thể điều trị bằng thu*c an thần, tuy nhiên, nếu chuyển sang một số dạng thu*c khác ít tính phụ thuộc hơn thì sẽ tốt.

- Cảm giác bị ám ảnh:

Những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh con thường hay bị ám ảnh về một việc, một người hay một hành động cụ thể nào đó. những nỗi ám ảnh có thể đi kèm với cảm giác tội lỗi mà không có nguyên do. trường hợp này, mẹ nên nói chuyện với gia đình và bác sĩ để tránh có những hành động không tốt đến con mình.

- Mất tập trung:

Mất tập trung cũng chính là biểu hiện trầm cảm sau sinh dễ bị bỏ qua, lúc này, người bệnh sẽ thường khó tập trung để làm một việc gì đó và cảm thấy trí nhớ sao kém quá, và đôi lúc không sắp xếp được suy nghĩ. dần dần họ cảm thấy bản thân rất tồi tệ.

- Rối loạn giấc ngủ:

Thường người bệnh bị trầm cảm thường rất khó đi vào giấc ngủ và thường hay bị thức giấc vào giữa đêm hoặc thỉnh thoảng gặp ác mộng và không thể ngủ lại được nữa. Trong trường hợp này, ngoài việc tích cực điều trị thì tốt nhất là nên có người giúp mẹ cho bé bú vào buổi tối.

- T*nh d*c:

Những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh thường sẽ bị mất hứng thú t*nh d*c trong thời gian dài và thường sẽ khỏi nếu mẹ bị hết trầm cảm.

Ngoài ra, một vài dấu hiệu tâm lý thường gặp ở những người bị trầm cảm sau sinh con dễ nhận thấy như:

Thay đổi khẩu vị và tăng hoặc giảm cân; Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều; Tâm trạng buồn bã; Cảm thấy vô dụng hay tội lỗi; Khó tập trung hoặc không quyết đoán; Giảm hứng thú hoạt động; Suy nghĩ, hành động, phản ứng chậm; Mệt mỏi, thiếu sinh lực; Thường nghĩ đến cái ch*t và T* t*.

Người mẹ và người thân, đặc biệt là chồng cần phải chú ý và theo dõi vợ sau sinh, tránh gây nên tình trạng stress. Nếu thấy vợ có một trong số những biểu hiện trên cần phải tìm ngay cách giải quyết, thậm chí là tìm đến bác sĩ để tránh dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Nguồn: Tổng hợp

https://afamily.vn/tu-vu-me-tram-cam-sau-sinh-giet-con-va-tu-hai-ban-than-minh-duong-nhu-nhieu-nguoi-dang-coi-thuong-can-benh-dang-so-nay-20220206171019748.chn
Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/tu-vu-me-tram-cam-sau-sinh-giet-con-va-tu-hai-ban-than-minh-duong-nhu-nhieu-nguoi-dang-coi-thuong-can-benh-dang-so-nay-20220206171019748.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Thế giới hiện có khoảng 150 triệu người bị trầm cảm, trên 125 triệu người bị ảnh hưởng do sử dụng rượu, trên 40 triệu người bị động kinh và 24 triệu người bị mất trí.
  • Áp lực phải thi đỗ đại học kiến nhiều học sinh lo lắng phải mất ăn mất ngủ... Và khi bị căng thẳng thì có bao câu chuyện đau lòng xảy ra.
  • Trầm cảm nhẹ và vừa phải là một phản ứng bình thường của cơ thể đối với những thăng trầm của cuộc sống.
  • Những phụ nữ có cuộc sống tinh thần không ổn định bị mắc những bệnh thận mạn tính nhiều hơn 20% so với những phụ nữ khác.
  • Việc dạy dỗ, giáo dục một đứa con tự kỷ trở thành nỗi quan tâm, lo lắng của nhiều bậc cha mẹ.
  • Có đến 15% người trưởng thành bị trầm cảm. Dấu hiệu bệnh đôi khi rất thông thường nên mọi người dễ dàng bỏ qua.
  • Các nhà khoa học Hà Lan vừa cho biết một trong những phương pháp có thể giúp giảm triệu chứng trầm cảm ở người cao tuổi là dùng ánh sáng trị liệu.
  • Không chỉ người già bị bệnh trầm cảm mà ngày càng nhiều học sinh, sinh viên cũng mắc bệnh này. 7 cách sau sẽ giúp bạn có trạng thái tinh thần tốt.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY