Khoa học hôm nay

Nhiều loài chim săn mồi ở châu Phi suy giảm số lượng nghiêm trọng, đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Sự suy giảm số lượng một cách nhanh chóng trong vòng 50 năm qua khiến loài chim này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Theo một phân tích dữ liệu từ khắp các lục địa, hàng chục loài chim săn mồi ở châu Phi đang bị suy giảm nghiêm trọng, trong đó có nhiều loài hiện được coi là có nguy cơ tuyệt chủng.

Diều hâu đại bàng châu Phi suy giảm 91% số lượng loài

Theo khảo sát, việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp cùng với sự săn bắt trái phép của những kẻ săn trộm và sự phát triển của cơ sở hạ tầng như đường dây điện là các nguyên nhân chính làm giảm số lượng của gần như tất cả 42 loài chim săn mồi. Chúng bao gồm các loài là chim thư ký (Sagittarius snakearius) có số lượng giảm 85% qua ba thế hệ; đại bàng Martial (Polemaetus bellicosus) giảm 90% trong ba thế hệ và tỉ lệ giảm của đại bàng Bateleur (Terathopius ecaudatus) là 87%.

Chim thư ký giảm 85% qua ba thế hệ

Nghiên cứu cho thấy một số loài chim được cho là không dễ bị tuyệt chủng như loài diều hâu đại bàng châu Phi (Aquila spilogaster) cũng đã được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế liệt vào danh sách “loài ít được quan tâm nhất”, nay ước tính đã giảm 91%.

Đàn kền kền châu Phi đang rỉa xác

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sự suy giảm ở 42 loài ở những khu vực không được bảo vệ nghiêm ngặt nhiều hơn gấp đôi so với những khu vực được bảo vệ, từ đó cho thấy rằng các vườn quốc gia và khu bảo tồn đã và đang quản lý tốt và có thể hỗ trợ việc bảo tồn các loài chim.

Tác giả nghiên cứu trên là Darcy Ogada, đến từ Quỹ Peregrine - một tổ chức có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho rằng cần hành động nhiều hơn để hiểu được hoàn cảnh của các loài chim. Ogada nhấn mạnh: "Chúng ta nên khẩn trương tăng cường các nghiên cứu để tìm ra mối liên hệ giữa quần thể chim ăn thịt với sự mất đi các môi trường sống và sự hoặc quản lý yếu kém của các khu bảo tồn".

- Video: Cô gái trẻ bị cá to lớn như 'thủy quái' kéo lao xuống đầm. Nguồn: Tiktok/gala43395025.



Theo SHTT&ST

Link bài gốc Lấy link

https://sohuutritue.net.vn/nhieu-loai-chim-san-moi-o-chau-phi-suy-giam-so-luong-nghiem-trong-dang-dung-truoc-nguy-co-tuyet-chung-d203329.html

Theo SHTT&ST

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/nhieu-loai-chim-san-moi-o-chau-phi-suy-giam-so-luong-nghiem-trong-dang-dung-truoc-nguy-co-tuyet-chung/20240120062332611)

Tin cùng nội dung

  • Trẻ em dễ bị động vật cắn, húc nhất, vì bản tính trẻ em rất hiếu động và tò mò hay trêu chọc súc vật và chưa lường hết được sự nguy hiểm.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY