12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Nhiều người được tiêm vaccine AstraZeneca phiên bản Ấn Độ không tìm thấy kháng thể chống lại biến thể Delta

16% người được tiêm thiếu kháng thể trung hòa, 58% người tiêm một liều vaccine Covishield (phiên bản vaccine AstraZeneca sản xuất tại Ấn Độ) không mang bất kỳ kháng thể nào đối với biến thể Delta mới được phát hiện.

Khi Ấn Độ bắt đầu ghi nhận các trường hợp mắc mới COVID-19 hàng ngày có chiều hướng giảm dần, một nghiên cứu mới của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR) đã tiết lộ những thông tin bất ngờ. Theo đó, 16% dân số được tiêm chủng vaccine Covishield đầy đủ bị thiếu các kháng thể trung hòa, 58% tiêm một mũi không tìm thấy bất kỳ kháng thể nào.

Thực tế, thuốc chủng ngừa coronavirus Covishield được biết đến là một phiên bản của AstraZeneca được sản xuất ở Ấn Độ.

16% người được vaccine AstraZeneca ở Ấn Độ không tìm thấy kháng thể chống lại biến thể Delta - (Ảnh: Thehealthsite).

Nghiên cứu của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR) cho thấy, nồng độ kháng thể trung hòa thấp đáng kể ở những người nhận cả hai liều vaccine coronavirus Covishield, thậm chí có người còn không thể phát hiện được kháng thể. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho biết thêm, những kháng thể ở mức thấp này cũng ít nhiều có tác dụng bảo vệ chống lại sự lây nhiễm coronavirus và bệnh trở nặng ở những người đã được tiêm vaccine.

Theo chuyên gia, số lượng các kháng thể chủ yếu nhắm vào virus Sars-CoV-2 và tiêu diệt chúng trước khi xâm nhập vào tế bào. Những người đã được tiêm vaccine Covishield có thể có một số miễn dịch qua trung gian tế bào bảo vệ để chống lại nhiễm trùng và bệnh nặng.

Tuy nhiên, Cơ quan dược phẩm Châu Âu cho biết, vaccine Covishield - phiên bản vaccine AstraZeneca của Ấn Độ không được cấp phép ở EU do "có thể khác biệt" với phiên bản gốc. Dù có thể cũng được sử dụng công nghệ sản xuất tương tự AstraZeneca nhưng lại không được chấp thuận theo qui định của EU. Bởi lẽ, vaccine là sản phẩm sinh học nên ngay cả những khác biệt nhỏ trong điều kiện sản xuất cũng có thể dẫn đến sự khác biệt trong thành phẩm. Điều này cũng có thể là nguyên nhân khoảng 58% người đã được tiêm Covishield không tìm thấy kháng thể nào đối với biến thể Delta.

Trước đó, biến thể Delta là một dòng COVID-19 có khả năng lây truyền cao lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ và đó cũng là lý do đằng sau làn sóng coronavirus thứ hai dữ dội ở nước này.

Hiện tại, biến thể này lại đột biến thành một chủng dễ lây lan khác là Delta Plus. Sự xuất hiện gần đây của dòng B.1.617 đã tạo ra vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cộng đồng ở Ấn Độ. Dòng B.1.617 bị đột biến thêm để tạo ra các dòng phụ B.1.617.1 (biến thể Kappa), B.1.617.2 (biến thể Delta) và B.1.617.3.

Biến thể Delta là một dòng covid-19 có khả năng lây truyền cao lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ - (Ảnh: Internet).

Theo các báo cáo gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến thể Delta nguy hiểm hiện đã có mặt ở gần 100 quốc gia. Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng chủng virus này đang trên đường trở thành một biến thể coronavirus chiếm ưu thế trên toàn thế giới.

Rõ ràng, biến thể Delta đã dần chiếm ưu thế so với các biến thể khác. Trong một thông báo gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới đã mô tả biến thể Delta này là một biến thể đáng lo ngại. Các chuyên gia cũng cho biết thêm: "Khả năng lây lan cao liên quan đến biến thể Delta đã dẫn đến làn sóng đại dịch thứ hai ở Ấn Độ và ảnh hưởng đến hàng triệu người bị nhiễm bệnh sau khi hoàn thành phác đồ tiêm chủng”.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/nhieu-nguoi-duoc-tiem-vaccine-astrazeneca-phien-ban-an-do-khong-tim-thay-khang-the-chong-lai-bien-the-delta-31326/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY