Máu được chia thành 4 nhóm máu dựa trên sự có hay không của kháng nguyên A và kháng nguyên B trên màng hồng cầu. Nhóm máu A là nhóm máu chỉ có kháng nguyên A trên hồng cầu, trong khi nhóm máu B chỉ có kháng nguyên B.
Nếu bạn có cả kháng nguyên A và B cùng một lúc, đó là nhóm máu AB, và nếu bạn không có cả hai kháng nguyên A và B, bạn thuộc nhóm máu O. Trong số đó, nhóm máu O có thể được truyền cho các nhóm máu khác, được gọi là nhóm máu phổ quát.
Kháng nguyên loại D được xem là quan trọng nhất trong máu hệ nhóm máu Rh vì nó có tính sinh miễn dịch cao nhất. |
Ngoài hệ thống nhóm máu ABO, nhóm máu còn được phân loại theo nhóm Rh hay còn gọi là yếu tố rhesus . Hệ thống nhóm máu Rh ở người bao gồm gần 50 loại kháng nguyên trên bề mặt của tế bào hồng cầu, trong đó 5 loại kháng nguyên quan trọng là D, C, c, E, e.
Kháng nguyên loại D được xem là quan trọng nhất trong máu hệ nhóm máu Rh vì nó có tính sinh miễn dịch cao nhất. Tại Việt Nam, người mang nhóm máu Rh âm ( không có kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu) chiếm tỷ lệ rất thấp, thường sẽ nằm trong khoảng 0.04%- 0.07%
Nhóm máu Rh âm còn được gọi là nhóm máu hiếm. Thực tế, trên thế giới còn có một nhóm máu khác linh hoạt hơn nhóm máu O và hiếm hơn là nhóm máu Rh âm, đây là "máu vàng".
Máu vàng hay còn gọi là máu Rh-null, là một loại máu cực kỳ hiếm. Nhóm máu Rh-null lần đầu tiên được xác định ở một phụ nữ Úc vào năm 1961. Trong 50 năm qua, chỉ có 43 người trên thế giới được phát hiện có nhóm máu này.
Trên bề mặt của mỗi tế bào hồng cầu là hàng trăm phân tử kháng nguyên tạo ra các kháng thể đặc hiệu, và loại phân tử kháng nguyên bị thiếu sẽ quyết định nhóm máu của một người.
Trong số 342 kháng nguyên được tìm thấy, khoảng 160 kháng nguyên thường được tìm thấy trên các tế bào hồng cầu ở hầu hết mọi người. Đặc điểm quan trọng nhất của nhóm máu Rh-null là hoàn toàn không có bất kỳ kháng nguyên Rh nào.
Máu vàng hay còn gọi là máu Rh-null, là một loại máu cực kỳ hiếm. |
Điều này có nghĩa là "máu vàng" có thể được truyền tự do cho bất kỳ bệnh nhân nhóm máu RH nào mà không gây ra tình trạng đào thải.
Đối với những nhóm máu hiếm, sẽ không phải là điều tốt nếu bạn cần được truyền máu trong trường hợp sinh nở hoặc khẩn cấp. Nếu bệnh nhân có nhóm máu này bị tai nạn và cần truyền một lượng máu lớn, việc tìm người khác cùng nhóm máu để cung cấp máu sẽ thực sự nguy hiểm.
Tốt nhất là bạn hãy giữ gìn và tự bảo quản máu của mình, và trừ khi nguy hiểm đến tính mạng, việc nhận truyền máu sẽ không được xem xét.
Như người xưa có câu “cái gì hiếm thường cũng quý”, nhưng đối với người sở hữu nhóm máu hiếm thì điều đó không quá “quý”.
Xem thêm: Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn khi bạn tập thể dục 7 ngày một tuần?
Ánh Dương
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: