Cách đây vài năm, tôi xem một bộ phim của Pháp trên truyền hình và nó ám ảnh tôi đến tận bây giờ. Đó là câu chuyện về một nữ diễn viên ba - lê ...
Cách đây vài năm, tôi xem một bộ phim của Pháp trên truyền hình và nó ám ảnh tôi đến tận bây giờ. Đó là câu chuyện về một nữ diễn viên ba - lê bỗng biết mình bị ung thư sau một lần thăm khám bác sĩ, vào lúc sự nghiệp đang rực rỡ. Cô ấy đã hành xử như bất cứ một bệnh nhân nào, đều đặn tới bệnh viện truyền hóa chất... cho đến khi biết rằng sẽ không có phép màu xảy ra. Cô ấy đã quyết định chọn cho mình một kết thúc lãng mạn và bởi vì luật ở Pháp không cho phép thực hiện điều đó nên cô quyết định sẽ tới Thụy Sĩ. Khi cô ấy nói ra mong muốn đó với những người thân thì gặp sự phản ứng quyết liệt. Con trai cô ấy thậm chí đã nặng lời với mẹ, bỏ nhà ra đi một thời gian. Cậu con trai ấy còn gay gắt rằng nếu mẹ còn giữ ý định đó thì cậu ta sẽ... ch*t trước mẹ. Nhưng rồi những người thân yêu của nữ diễn viên đã dần được thuyết phục và rút cục họ đã cùng nhau có một kỳ nghỉ ở Thụy Sĩ, vui vẻ và hạnh phúc như bất cứ một kỳ nghỉ bình thường nào. Vào cái ngày đã định, sau mũi tiêm của bác sĩ, nữ diễn viên dần thiếp đi... Cậu con trai ôm lấy mẹ và cậu ấy nhìn thấy nụ cười phảng phất trên môi mẹ. Nỗi đau quá lớn nhưng không thê thiết, bởi nụ cười còn đọng lại. Kỳ nghỉ ở Thụy Sĩ ấy, cuộc tiễn đưa đầy lãng mạn ấy khiến tôi đặc biệt cảm động. Tôi tin là bất cứ ai có dịp xem bộ phim đó cũng sẽ không nén được nỗi xúc động dâng trào như tôi. Người đã khuất sẽ luôn tồn tại trong ký ức của những người sống. Tại sao lại găm vào ký ức một sự méo xẹo, đau đớn, xấu xí - khi sinh lực đã rời ta đi? Ngay lúc đó trong tôi đã nhen lên ý nghĩ: Một cái ch*t
nhẹ nhàng, êm dịu -
tại sao không, với những người mà nỗi đau của bệnh tật đã vượt ngưỡng chịu đựng, khiến người ta chỉ muốn hủy diệt bản thân mình? Miên man, tôi nghĩ về chính mình, mường tượng ra cái cảnh nếu chẳng may mình mắc bệnh hiểm nghèo, không có hy vọng qua khỏi, tôi chắc chắn sẽ thuyết phục chồng con để mình được ch*t trong êm ái. Có một lý do là bởi tôi rất sợ đau, nỗi đau khủng khiếp về thể xác sẽ bào mòn tinh thần. Là người có thể “sờ mó” cảm xúc của mình, tôi biết mình sẽ không thể nào chịu nổi cảnh sống mà chẳng bằng ch*t ấy.
Tôi sống khá cực đoan nhưng không đem điều đó vào những trang viết. Hiếm khi tôi đẩy nhân vật của mình đến chỗ... ch*t. Truyện ngắn Phút dành cho tình yêu tôi viết cách đây gần hai chục năm là một trong những “ca” hiếm hoi đó. Khi truyện được dịch để in trên Vietnam News, hiệu đính viên người nước ngoài đã hỏi lại: Việt Nam đã công nhận quyền được ch*t rồi à? Bởi trong truyện có một đoạn như sau:
- Em không thể. Em đau khủng khiếp. Em van bác sĩ thương em với.
- Chị y tá... Hãy tiêm cho bệnh nhân một ống moocphin.
Ánh mắt người phụ nữ trẻ dịu xuống.
- Bây giờ dễ chịu rồi.
...Mắt chị khép lại, hơi thở đều đều. Gương mặt chị giãn ra. Các nét bớt nhô cao. Tôi cầm tay chị bắt mạch và lắc đầu chán nản. Tôi hất chăn và sờ xuống chân. Đôi chân lạnh giá.
- Chị ấy đã kịp dặn dò anh chưa?
- Gì cơ?
- Chị ấy?
- Bác sĩ nói sao? Không thể, cô ấy đang ngủ cơ mà.
- Đúng, chị ấy đang ngủ nhưng chị ấy sẽ không kịp tỉnh lại nữa đâu! Liều Thu*c cuối cùng cho cái đau vĩnh viễn dừng lại. Đáng nhẽ không nên tiêm, nhưng sự tỉnh táo với cơn đau sẽ hành hạ chị ấy cho đến giây phút cuối cùng. Như thế này sẽ thanh thản hơn.
Cố nhiên tôi đã phải giải thích với người hiệu đính rằng đó là sự hiểu nhầm, cái ch*t trong căn bệnh ung thư có thể đến bất cứ lúc nào, khi các khối u vỡ ra; rằng moocphin chỉ là Thu*c giảm đau. Ở đây cái ch*t đến cùng với giấc ngủ, đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Tuy nhiên, nhiều năm sau nghĩ lại, tôi nhận ra rằng mặc dù lúc ấy trong tôi không có những suy tư về “cái ch*t êm dịu”, nhưng đã manh nha - dù vô thức - đồng tình với quan điểm này. Bản năng mạnh mẽ nhất của con người chính là hy vọng. Nhưng khi những hy vọng trở thành vô vọng thì nên cho người ta quyền được chấm dứt những đau đớn tàn khốc.
Tôi muốn chốt lại vấn đề là mặc dù cá nhân tôi ủng hộ “quyền được ch*t” - chủ đề mà chúng ta đang tranh luận tại Diễn đàn của báo Sức khỏe&Đời sống - nhưng tôi cho rằng điều đó rất khó thực hiện tại Việt Nam. Với dân mình, việc đó khác nào chống lại “mệnh giời”, không dám đâu. Với đạo lý truyền thống lâu đời của dân tộc ta, lại càng không ai dám ký vào bản cam kết đồng ý để người thân mình được ch*t, dù cho gia cảnh có khánh kiệt.
Mời tham gia Diễn đàn “Quyền được ch*t”
Việc Vụ Pháp chế, Bộ Y tế đề xuất bổ sung “quyền được ch*t” vào Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi thu hút sự quan tâm của dư luận với nhiều ý kiến trái chiều. Năm 2005, khi xây dựng Bộ luật Dân sự, có ý kiến đề nghị những người mắc bệnh hiểm nghèo, y học bó tay có thể có quyền được “an tử”. 10 năm sau, khi xây dựng Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi, lại có những ý kiến đề xuất đưa “quyền được ch*t” vào Bộ luật Dân sự. Ðể rộng đường dư luận, báo Sức khỏe&Ðời sống mở Diễn đàn “quyền được ch*t”, kính mời bạn đọc, các chuyên gia, các học giả tham gia đưa ý kiến của mình cho một đề xuất luật đầy tính nhân văn rất sát sườn người dân nhưng rất khó trong quản lý cũng như trong việc thay đổi quan niệm văn hóa này.
Bài viết đóng góp cho diễn đàn xin gửi về hòm thư: bandientuskds@gmail.com, banthukysk@gmail.com hoặc gửi theo đường bưu điện về báo Sức khỏe&Ðời sống, Bộ Y tế, 138A Giảng Võ, Ba Ðình, Hà Nội (ghi rõ bài tham gia diễn đàn “Quyền được ch*t”).
V.H.T (ghi)