12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Những ai NÊN chích ngừa vaccine Covid-19, trường hợp nào KHÔNG NÊN tiêm?

Mới đây, bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP. HCM) có chia sẻ thông tin liên quan đến việc ai nên tiêm vaccine Covid-19 và trường hợp nào không nên.

Những ngày gần đây, TP. HCM đang trở thành điểm nóng khi tình hình dịch Covid-19 lây lan ra nhiều quận của thành phố, số ca nhiễm mỗi ngày tăng cao, đứng đầu cả nước. Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, TP. HCM đã bắt đầu triển khai tiêm vaccine trên diện rộng, với số lượng lớn nhất từ đầu mùa dịch. Dự kiến, đợt tiêm chủng này kéo dài khoảng 5-7 ngày tại 1.000 điểm tiêm.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn liệu có nên tiêm hay không? Trường hợp nào thì nên thận trọng, ai không nên tiêm?... Trước những câu hỏi này, mới đây, bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), người có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ em đã có những chia sẻ về vấn đề này.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM).

1. Những ai NÊN tiêm vaccine Covid-19?

Bác sĩ Khanh cho rằng, không có chuyện người thể trạng yếu ớt thì tiêm vaccine sẽ ảnh hưởng bệnh nền. Những người bị bệnh nền lại càng nên chích ngừa vaccine vì người bệnh nền mắc Covid-19 rất dễ bị biến chứng nặng. Đặc biết là đối với bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, viêm gan b,c, thiếu máu tán huyết, rối loạn tiền đình… càng phải nên tiêm phòng.

Thông thường, những người lớn tuổi sẽ ít bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng do tiêm phòng vaccine Covid-19. “Rất hiếm các loại thuốc đang sử dụng ảnh hưởng đến việc tiêm vaccine, tiêm xong vẫn có thể uống thuốc hàng ngày bình thường”, bác sĩ Khanh nhấn mạnh.

2. Ai KHÔNG NÊN tiêm vaccine Covid-19?

Những trường hợp dị ứng phản ứng phản mức độ 2 (phù mặt, nôn ói đau bụng dữ dội, phải tiêm adrenalin) thì không nên tiêm vaccine Covid-19. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng chưa được khuyến khích tiêm vaccine.

Ngoài ra, người đang bị ung thư giai đoạn cuối, chưa được chữa ổn định và người bị xơ gan giai đoạn cuối cũng không nên tiêm vaccine Covid-19.

Các trường hợp chưa nên tiêm vaccine Covid-19 theo bác sĩ Khánh khuyến cáo là trẻ dưới 18 tuổi, đang mắc bệnh cấp tính, đang uống thuốc ức chế miễn dịch (nên chờ dừng sử dụng thuốc sau 14 ngày mới tiêm vaccine.

Đừng vì lo lắng thái quá mà bỏ qua cơ hội tiêm vaccine Covid-19.

3. Trước khi tiêm vaccine Covid-19 thì nên làm gì?

Bên cạnh đó, bác sĩ Khanh cũng chỉ ra những việc nên làm trước khi tiêm vaccine Covid-19:

- Hợp tác khai báo y tế, thực hiện các thủ tục, trật tự khoảng cách

- Bình tĩnh, không đọc những tin tức không hay về vaccine, phải nhớ rằng tiêm vaccine là cơ hội tốt và không được bỏ qua.

- Không uống cà phê nhiều vì khi khám sàng lọc dễ xảy ra tình trạng mạch nhanh quá, tim đập thình thịch, ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc.

- Ngồi nghĩ thư giãn một chút rồi khám sàng lọc, không nên đi lại, vận động nhiều gây tăng huyết áp.

- Những người có nguy cơ thì nên tiêm vaccine tại bệnh viện hay tiêm vào cuối buổi để có sự tư vấn kỹ lưỡng và dễ theo dõi hơn.

Tiêm vaccine Covid-19 là cơ hội tạo miễn dịch để chúng ta chủ động hơn trong công cuộc phòng chống dịch bệnh. Vì thế, người dân không nên vì quá lo lắng mà bỏ qua cơ hội được tiêm chủng.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/nhung-ai-nen-chich-ngua-vaccine-covid-19-truong-hop-nao-khong-nen-tiem-31210/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY