Nha khoa Phục hình hôm nay

Nha khoa phục hình đảm nhận các chức năng cấy ghép implant và nắn chỉnh răng. Trong đó, phương pháp cấy ghép implant nhằm bảo tồn xương răng và giảm thiểu tiêu xương sau khi mất răng do nhổ răng sâu quá nặng (không thể chữa tuỷ), do bị nha chu, tai nạn và chịu tác động ngoại lực. Kỹ thuật cấy ghép Implant là phương pháp đặt trụ Implant vào xương hàm, đóng vai trò như một chân răng thực thụ. Bên cạnh đó, khoa còn thực hiện các kỹ thuật ghép xương, nong rộng xương, nâng sàn xoang hàm để có đủ kích thước xương cần thiết cho cấy ghép. Các bệnh thường gặp như: Mất răng, răng sâu nặng, thương tổn xương răng, răng vẩu, răng ngược, răng khấp khểnh, hở hàm ếch, lệch lạc xương hàm mặt,...

Những báo cáo nghiên cứu tiếng anh cho các nhà khoa học trẻ dưới 35 tuổi

Đây là năm đầu tiên Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Thường niên lần thứ 36 ĐH Y Dược TP.HCM tổ chức phiên báo cáo tiếng anh cho các nhà khoa học trẻ dưới 35 tuổi và phiên báo cáo poster, nhằm nâng cao chất lượng hội nghị.

Ngoài ra, hội nghị mỗi năm sẽ tập trung vào một chủ đề chính nhằm chuyên sâu hóa các nghiên cứu và ứng dụng vào lâm sàng. Năm nay, Hội nghị KHKT diễn ra với chủ đề “Y học toàn diện: từ nghiên cứu cơ bản đến ứng dụng lâm sàng” diễn ra vào ngày 16/3/2019 tại ĐH Y Dược TP.HCM thu hút sự tham gia của gần 3000 đại biểu. Hội nghị gồm 183 bài báo cáo khoa học, 20 báo cáo poster và 7 chương trình đào tạo y khoa liên tục.


Các nghiên cứu khoa học trong Hội nghị Khoa học Kỹ thuật thường niên 36 của ĐH Y Dược TP.HCM có thể tạo ra nhiều ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe toàn diện và liên tục cho bệnh nhân. (Ảnh: An Quý)

Với chủ đề nêu trên, hội nghị nhấn mạnh đến sự kết hợp giữa các nghiên cứu sinh học phân tử, nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu cận lâm sàng và lâm sàng với nhau để có thể tạo ra những kết quả có thể ứng dụng vào thực tế chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện và liên tục cho bệnh nhân.

Hội nghị năm nay cũng tiếp đón hai chuyên gia nước ngoài trình bày trong phiên toàn thể đó là GS. Ben W. Mol (ĐH Monash, Úc) trình bày chủ đề “how can we integrate research and clinical work: opportunities in Vietnam” – Làm thế nào liên kết công việc nghiên cứu và lâm sàng với nhau đối với một nhân viên y tế; và TS. Yen Ling Chiu (Viện Y khoa Lâm sàng, NTU) trình bày chủ đề “Immune checkpoint blockade therapy for cancer: past and future” – nội dung liên quan đến ung thư miễn dịch, lĩnh vực đã đạt được giải Nobel Y học 2018.

Hội nghị thường niên này là diễn đàn nhằm trao đổi, cập nhật và cung cấp thông tin khoa học mới nhất từ kết quả nghiên cứu không chỉ của giảng viên, học viên nhà trưởng mà con của các giảng viên, nghiên cứu viên, nhân viên y tế đến từ các trường đại học, cao đẳng y dược và các cơ sở y tế khu vực phía Nam.

Các tia UV từ mặt trời chiếm 80% nguyên nhân gây lão hóa da

“Ánh sáng và bệnh da” là chuyên đề của chương trình hội nghị khoa học và đào tạo liên tục của Bộ môn Da liễu năm 2019. Đây là một phần trong Hội nghị Khoa học Kỹ thuật thường niên lần thứ 36 của ĐH Y Dược TP.HCM với chủ đề “Y học toàn diện: từ nghiên cứu cơ bản đến ứng dụng lâm sàng”.

Việt Nam là một nước khí hậu nhiệt đới, quanh năm nóng ẩm, vì vậy, làn da gần như phơi bày dưới ánh nắng mặt trời cả ngày. Ánh nắng mặt trời chịu trách nhiệm cho phần lớn sự lão hóa có thể nhìn thấy trên làn da, đặc biệt là khuôn mặt. Các tia UV từ mặt trời chiếm 80% nguyên nhân gây lão hóa da, bao gồm tăng sắc tố da, nếp nhăn chùng, da chảy xệ, và thậm chí gây ung thư da.


Việt Nam là một nước khí hậu nhiệt đới, quanh năm nóng ẩm, vì vậy, làn da gần như phơi bày dưới ánh nắng mặt trời cả ngày. (Ảnh minh họa: internet)

Các chuyên gia trong lĩnh vực da liễu và làm đẹp, liệu pháp ánh sáng ngày càng trở nên phổ biến trong chuyên ngành da liễu và thẩm mỹ da nhằm giúp tân tạo, sửa chữa, làm đầy đặn, trẻ hóa và làm sạch da cũng như hỗ trợ bất cứ ai muốn khôi phục lại làn da rạng rỡ. Nhiều công nghệ ánh sáng hứa hẹn như laser, LED… ngày càng được cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả, giảm thiểu tác dụng phụ và mở rộng ứng dụng trong chăm sóc da.

Liệu pháp ánh sáng là phương pháp điều trị nhẹ nhàng, hiệu quả và hoàn toàn tự nhiên, đặc biệt dành cho bệnh nhân ngoại trú, với hiệu quả cao; giúp làm giảm và thậm chí đảo ngược sự xuất hiện của da lão hóa và tổn thương da liễu như rối loạn sắc tố (nám da), các dấu hiệu của lão hóa da, mụn trứng cá, điều trị sẹo lõm do mụn…

Theo PGS. TS. Văn Thế Trung, Trưởng Bộ môn Da liễu (ĐH Y Dược TP.HCM), một số phương thức trị liệu bằng ánh sáng mang đến hiệu quả cao trong điều trị và thẩm mỹ da, giúp cải thiện cũng như duy trì sự tươi trẻ của làn da, làm chậm quá trình lão hóa. Ánh sáng kích thích tạo năng lượng tế bào, tăng cường hệ thống miễn dịch da, giảm hiện tượng ch*t tế bào theo chương trình, vì thế trẻ hóa được làn da. Sự gia tăng năng lượng tế bào này giúp tăng sản xuất collagen và elastin, tăng lưu lượng máu đến bề mặt da và loại bỏ các chất thải độc từ tế bào.

Tuy nhiên việc áp dụng ánh sáng trị liệu có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể. Do đó chúng ta cần hiểu rõ làn da, hiểu rõ tình trạng da, nắm vững các công nghệ - kỹ thuật và “nên được cấp phép” trước khi thực hiện những thủ thuật trên da.

An Quý

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nhung-bao-cao-nghien-cuu-tieng-anh-cho-cac-nha-khoa-hoc-tre-duoi-35-tuoi-n154736.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY