12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Những bộ phận không có tác dụng trên cơ thể người

Ruột thừa, răng khôn, xương cụt, cơ tai, mí mắt thứ 3... là những bộ phận không có mục đích hay chức năng gì cho cơ thể.

Lông

Ba triệu năm trước, cơ thể con người được bao phủ bởi một lớp lông dày đặc giúp làm ấm. Sau khi đứng thẳng, con người bắt đầu có khả năng toát mồ hôi, khiến lớp lông lá rụng dần và không còn tác dụng.

Hạch vòm họng

Hạch vòm họng giúp ngăn cản vi khuẩn, nhưng cũng dễ bị viêm sưng và nhiễm trùng. May mắn là chúng teo dần theo độ tuổi và thường bị cắt bỏ cùng amiđan.

Mí mắt thứ ba

Đây là một nếp gấp của mô được tìm thấy ở rìa bên trong mắt. Chim, bò sát và một số động vật có vú có thể kéo các màng này qua mắt để giữ ẩm và che chắn bảo vệ. Ở con người, mí mắt thứ ba là tàn dư của màng sinh học này và chúng ta đã không còn khả năng kiểm soát được nó.

Răng khôn

Con người không còn cần một hàm răng mạnh vì chế độ ăn uống đã chuyển sang thực phẩm mềm và ngũ cốc nấu chín. Hàm của chúng ta cũng đã nhỏ hơn nên không cần đến răng khôn

Xương cụt

Con người vẫn có đuôi khi còn là một thai nhi từ 5 đến 8 tuần tuổi. Theo thời gian, cái đuôi đó sẽ bắt đầu tiêu biến và các đốt sống còn lại của nó hợp nhất để tạo thành xương cụt.

Đuôi giúp tổ tiên của chúng ta di chuyển và giữ thăng bằng. Nó đã rút ngắn lại khi con người học cách đứng và đi thẳng. Khi cái đuôi biến thành một nhúm xương cụt sẽ không còn phục vụ mục đích gì cho con người.

Cơ tai

Cơ tai giúp các loài động vật có vú định hướng âm thanh và thể hiện cảm xúc. Vì đã có một cái cổ linh hoạt, con người không cần cơ tai để hướng vành tai về nơi có âm thanh. Hiện vẫn có một số ít người có thể nhúc nhích tai nhưng đó là tất cả những gì họ có thể làm.

Ruột thừa

Nhà bác học Darwin từng tuyên bố ruột thừa là một túi nhỏ gắn với ruột già, chỉ hữu ích đối với hệ tiêu hóa khi tổ tiên chúng ta còn ăn cây cỏ. Nó đã thu nhỏ kể từ khi con người bắt đầu sử dụng các thức ăn dễ tiêu hóa hơn.

Núm vú nam giới

Núm vú hình thành ở bào thai từ trong tử cung. Bộ phận này ở cả hai giới giống nhau. Do thiếu kích thích tố như estrogen nữ, nó chỉ là vật trang trí trên ngực phái mạnh. Tuy nhiên, núm vú ở một số ít đàn ông vẫn có thể tiết ra sữa và phát triển thành bệnh ung thư vú.

Các xoang

Giới bác sĩ không thực sự biết nhiều về các xoang và chỉ chắc chắn rằng con người có rất nhiều xoang. Một số người cho rằng, xoang có thể đảm nhiệm các chức năng từ bảo vệ đôi mắt tới thay đổi âm sắc và âm vực của giọng nói của chúng ta.

Amidan

Amiđan cũng dễ bị viêm sưng và nhiễm trùng. Nếu bạn vẫn "chung sống hoà bình" với nó khi bước vào độ tuổi ngoài 30 thì đây gần như là một kỳ tích.

Lớp cơ sợi mỏng

Bạn có biết vì sao mình thường “nổi da gà”? Đó là do lớp cơ sợi mỏng làm những sợi lông của chúng ta “dựng ngược” trong thời tiết lạnh giá hay khi có cảm giác sợ hãi. Thực chất, khi con người còn đầy lông lá, chức năng chính của nó chỉ là “xù lông” để cơ thể ấm áp.

Lông mày

Mục đích tiến hóa của lông mày vẫn gây tranh cãi. Một nhóm nhà khoa học tin rằng lông mày ngăn mồ hôi, nước mưa khỏi chảy vào mắt, giúp ích cho việc săn bắn và chuyển hướng cho con người thời nguyên thủy. Giáo sư Daniel Lieberman ủng hộ giả thuyết cho rằng lông mày giúp ích cho mắt bộc lộ cảm xúc, và xác định đặc điểm giao tiếp riêng của bạn.

Các nhà thần kinh học hành vi của Viện công nghệ Massachusetts (Mỹ) thấy rằng người ta sẽ ít khả năng nhận ra hình ảnh của những người nổi tiếng nếu thiếu lông mày, hơn là khi không thấy mắt họ. Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng lông mày vẫn còn vì chúng rất quan trọng để xác định khuôn mặt và định hướng vị trí xã hội.

Quỳnh Hoa

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/nhung-bo-phan-khong-co-tac-dung-tren-co-the-nguoi-27441/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY