Tình yêu và giới tính hôm nay

Những cách giúp bạn kiểm soát cơn nóng giận nhanh chóng

Nóng giận là cảm xúc bình thường của con người, tuy nhiên trong lúc nóng giận bạn có thể làm mình và cả người khác bị tổn thương. Vì vậy, nếu biết cách kiểm soát cơn giận nhanh chóng thì bạn sẽ tránh gây ra xung đột với mọi người xung quanh.

Tức giận là một trạng thái cảm xúc hoàn toàn bình thường, mà bất cứ ai cũng có thể gặp trong cuộc sống, công việc và các mối quan hệ. Thậm chí, tức giận có thể giúp chúng ta phát hiện và phản ứng với những đe dọa theo bản năng con người. Không chỉ vậy, khi tức giận được thể hiện một cách tự chủ và sáng suốt thì nó có thể trở thành một mệnh lệnh đầy uy lực.

Thế nhưng, cảm xúc nóng giận này cũng thường làm chúng ta mất tự chủ, dẫn đến căng thẳng, kiệt sức, buồn chán và làm nảy sinh các cuộc cãi vả. Nếu sự tức giận đến mức độ mất kiểm soát sẽ gây hại nghiêm trọng đến cuộc sống, công việc; cũng vì vậy mà kĩ năng kiểm soát cơn giận cũng đóng vai trò hết sức quan trọng.

Tức giận là trạng thái ứng phó rất thường xảy ra khi thất bại hoặc cảm thấy có một mối đe dọa cho chính mình hoặc cho những người xung quanh, cho những sự vật hay ý tưởng mà chúng ta quan tâm. Nó giúp chúng ta phản ứng một cách nhanh chóng và dứt khoát trong trường hợp ta không có thời gian phân tích tình hình một cách kĩ lưỡng và cẩn trọng. Ngoài ra, nó có thể thúc đẩy chúng ta giải quyết vấn đề, đạt được mục tiêu và loại bỏ sự sợ hãi trước các mối đe dọa. Do đó, những hành động trong lúc nóng giận có thể giúp chúng ta bảo vệ bản thân và người khác.

Thế nhưng, ở một khía cạnh khác, một phản ứng tiêu cực có thể phá hủy một mối quan hệ và dẫn đến đánh mất sự tôn trọng với người khác và thể diện của chính mình. Đặc biệt, khi chúng ta phản ứng ngay lập tức và nóng giận với những gì ta xem như một mối đe dọa, trong khi sự đánh giá ấy hoàn toàn sai. Đây cũng chính là lý do quan trọng khiến chúng ta cần học cách kiểu soát cơ tức giận.

Không sợ nóng giận

Khi bạn nhận ra giận dữ là điều không nên có và không còn chút e sợ với cảm xúc này thì có thể nói rằng bạn đã bắt đầu kiểm soát được nó. Bởi lúc này bạn đặt trách nhiệm vào sự việc, tâm thái của bạn trở nên bình tĩnh hơn và có thể giải quyết vấn đề trong trạng thái cân bằng tốt nhất.

Suy nghĩ trước khi nói

“Khi tức giận, bạn phải xem lại cách bạn nói chuyện” - Chaim Potok.

Trong những lúc nóng giận, bạn có thể dễ đang nói ra những lời bốc đồng, thiếu suy nghĩ mà có thể bạn phải rất hối hận về sau. Vì thế, hãy dành một vài phút để suy nghĩ trước khi nói ra bất kỳ điều gì. Nếu không suy nghĩ cẩn trọng thì lời nói của bạn có thể vô tình gây nên những tổn thương cho người đối diện và nhiều người xung quanh mà. Nghiêm trọng hơn, điều này còn khiến cho mối quan hệ đó không còn cách nào cứu vãn.

Vững vàng trước những lời chỉ trích

Khi bản thân bạn có thể vững vàng trước mọi chỉ trích, mọi lời nói của những người xung quanh thì bạn sẽ ít khi bị ảnh hưởng tiêu cực gây nóng giận vì những gì người khác đối xử với bạn.

Bạn đừng nên để cảm xúc chi phối quá nhiều đến bạn và luôn giữ chuẩn mực giao tiếp ứng xử. Hãy vững vàng trước những lời chỉ trích của người khác. Vậy nên, chỉ cần bạn lắng nghe những người yêu thương bạn nói bởi họ mới là những người chân thành với bạn nhất.

Bày tỏ quan điểm khi bình tĩnh

Sau khi đã suy nghĩ cẩn thận, bạn có thể bày tỏ sự tức giận, thất vọng và tất cả cảm xúc tiêu cực của mình một cách quyết đoán nhưng không theo cách đối đầu trực diện. Cụ thể hơn, hãy thể hiện mọi suy nghĩ và nỗi lo của bạn một cách rõ ràng và thẳng thắn.

Tập trung vào vấn đề cần giải quyết hơn là tranh cãi

Cho dù bạn có tức giận, trách mắng những lỗi lầm của người khác thì cả bạn và họ cũng không giải quyết được vấn đề. Tốt hơn là dừng ngay việc phàn nàn và đổ lỗi cho người khác và ưu tiên cùng nhau trước mắt tìm phương án giải quyết để hạn chế hậu quả của vấn đề có thể gây ra. Hãy tự nhắc nhở bản thân rằng tức giận sẽ không thể giải quyết bất kỳ điều gì và nó chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn mà thôi.

Nhận trách nhiệm của bản thân

Khi gặp một vấn đề rắc rối nào đó, thường thì người ta sẽ tìm cách quy trách nhiệm cho người khác. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ đến trách nhiệm của bản thân thì bạn sẽ tập trung để xử lý hơn là phàn nàn những việc đã diễn ra.

Tránh suy nghĩ tiêu cực

Không có gì sai nếu tự phê bình bản thân, nhưng tư tưởng lúc nào cũng bi quan thì sẽ kéo theo các cảm xúc khác đi xuống mà qua thời gian sẽ làm tăng thêm căng thẳng và chán nản trong bạn. Vì thế bạn hãy thừa nhận cái thực tại, bù lại là sự khắc phục và lạc quan trong suy nghĩ. Khi mặt tích cực của bạn xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và gặt hái nhiều thành công hơn.

Không ghi hận trong lòng

Tha thứ là một bí quyết cực kỳ hữu ích để kiểm soát cơn giận hiệu quả. Nếu để cơn tức giận và những cảm xúc tiêu cực khác lấn át cảm xúc tích cực, bạn sẽ chỉ cảm thấy đau khổ và bất công với chính mình. Tuy nhiên, nếu có thể tha thứ cho người đã chọc giận mình, bạn sẽ rút được nhiều kinh nghiệm ứng xử từ tình huống vừa rồi. Nhờ đó, bạn cũng học được nhiều bài học để khiến cho mối quan hệ trở nên bền chặt và thân thiết hơn.

Hẹn giờ để với cơn giận

Cách dễ nhất và có lẽ nhanh nhất để quản lý cơn giận của bạn có thể đơn giản như hẹn giờ. Khi nhận thấy bạn phải bỏ thời gian cho việc tức giận như thế nào trước nhiệm vụ tiếp theo.

Bạn coi sự tức giận của bạn là không đáng kể và hãy nhìn đồng hồ, sau đó giới hạn thời gian cho phép bản thân tức giận. Sau khoản thời gian này, bạn không được tức giận nữa và tiếp tục thực hiện những công việc còn lại trong ngày.

Thiền định

Stress và lo lắng là nguyên nhân của sự tức giận, thiền định có thể giúp bạn giảm bớt những điều này một cách tối đa. Ngồi thiền đều đặn có thể điều chỉnh nồng độ hormone cortisol được sản sinh ra trong suốt thời gian bị stress (Đây là loại “hooc môn stress” làm tăng huyết áp, tăng mức đường huyết và có tác động kháng miễn dịch – tức là ngăn cản khả năng miễn dịch trong cơ thể). Thiền cũng làm tăng hormone serotonin, còn được gọi là hormone ‘Cảm giác tốt’ – giúp con người nhận thức và điều hòa cảm xúc.

Tìm sự giúp đỡ

Đôi khi học cách kiểm soát cơn giận là một thách thức thật sự khó khăn đối với nhiều người có cảm xúc bất ổn hoặc tính cách nhạy cảm. Do đó, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh nếu bạn cảm thấy dường như dễ phạm phải sai lầm gây hối tiếc hoặc tổn thương mọi người. Người ngoài cuộc nhiều khi sẽ đưa ra những lời khuyên tỉnh táo nhất giúp bạn giải tỏa được cơn giận.

Làm việc mình yêu thích

Khi bạn thuộc tuýp người dễ nóng giận, hãy tìm đến một thói quen hay sở thích giúp bản thân có thể thư giãn và giữ bình tĩnh. Bạn có thể nghe nhạc, viết nhật ký hoặc thực hành các tư thế yoga mà mình yêu thích. Hay đơn giản là tìm đến một không gian nào đó mà bạn được ở một mình và chẳng làm điều gì khác ngoài việc hít thở. Hãy hít thở thật sâu và tưởng tượng đến một khung cảnh khiến bạn thoải mái nhất.

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên làm tăng sức lực cho cơ thể và hỗ trợ bộ não tập trung. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, tập thể dục giúp con người kiểm soát được cơn nóng giận. Ngoài ra, còn làm giảm nguy cơ hành động, lời nói, cử chỉ quá mức bình thường.

Ánh Dương

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/song-tam-ly/nhung-cach-giup-ban-kiem-soat-con-nong-gian-nhanh-chong-27418/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY