Có hai loại cholesterol chính là: cholesterol LDL thường được gọi là cholesterol "xấu". Nếu cơ thể có quá nhiều cholesterol LDL trong máu, có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim; cholesterol HDL hay còn gọi là cholesterol "tốt", nếu cơ thể có mức HDL cao hơn có liên quan đến giảm nguy cơ đau tim.
Chính vì thế, chúng ta nên thay đổi về lối sống và chế độ ăn uống để có thể làm giảm mức cholesterol LDL và tăng cholesterol HDL trong cơ thể. Theo Healthline, dưới đây là những cách lành mạnh, dựa trên bằng chứng cụ thể có thể giúp giảm mức cholesterol LDL:
Ăn nhiều chất xơ: Nghiên cứu cho thấy tiêu thụ nhiều chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan có trong trái cây, rau, đậu, yến mạch,… có thể giúp giảm mức cholesterol LDL.
Tăng hoạt động thể chất: Hoạt động thể chất nhiều hơn là một cách để giảm mức cholesterol LDL. Tập thể dục nhịp điệu cường độ cao là cách hiệu quả nhất để giảm LDL.
Tăng omega-3 trong chế độ ăn uống: Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi hoặc bổ sung omega-3 như Thu*c dầu cá đã được chứng minh là làm giảm LDL và tăng mức HDL.
Bỏ thói quen không lành mạnh: Bỏ thói quen không lành mạnh như hút Thu*c có thể làm giảm đáng kể mức độ LDL. Hút Thu*c làm tăng mức cholesterol LDL và làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư, bệnh tim.
Đồ uống có đường ảnh hưởng tới lượng cholesterol và bệnh tim
(PLO)- Nghiên cứu mới phát hiện ra, những người sử dụng đồ uống có đường có nguy cơ mắc chứng rối loạn lipid máu và nồng độ cholesterol LDL cao hơn, có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim.
Chủ đề liên quan:
bệnh tim cách làm giảm cholesterol xấu cholesterol cholesterol hdl cholesterol LDL cholesterol xấu cơ thể giảm lượng mối liên hệ cholesterol và bệnh tim trong cơ thể