12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Những căn bệnh nào có nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con gái?

Không chỉ tính cách mà những di truyền về sức khỏe từ người mẹ cũng rất dễ ảnh hưởng đến con gái của mình.

Theo Brightside, dưới đây là những căn bệnh mà nếu mẹ mắc thì con gái cũng rất dễ có nguy cơ mắc phải:

Loãng xương

Loãng xương là căn bệnh khiến xương suy yếu, tăng nguy cơ gãy xương. Ở phụ nữ, tình trạng này xuất hiện sau thời kỳ mãn kinh, thiếu hụt canxi. Đây cũng là một trong những bệnh di truyền từ mẹ sang con gái.

Để phòng ngừa căn loãng xương, bạn nên cung cấp nhiều thực phẩm chứa canxi cho cơ thể, hấp thụ đủ vitamin D cũng như không hút thuốc, ngừng uống soda và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Viêm khớp dạng thấp

Dù chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây viêm khớp dạng thấp nhưng các nhà khoa học cho rằng, căn bệnh này có liên quan đến gen di truyền.

Để phòng chống cũng như chữa viêm khớp dạng thấp, mỗi người cần bỏ thuốc lá, không ăn quá nhiều thịt đỏ, chăm sóc răng miệng thường xuyên đồng thời cung cấp đủ vitamin C cho cơ thể.

Lão hóa sớm

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, một số gen trong cơ thể có tác dụng ngăn ngừa lão hóa sớm và những gen này được di truyền từ thế hệ mẹ sang con. Nếu bạn "kế thừa" những gene lỗi từ mẹ, quá trình lão hóa có thể diễn ra nhanh hơn.

Trầm cảm

Theo con số thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 300 triệu người bị trầm cảm. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, gene Slc6a15 đóng vai trò quan trọng trong bệnh trầm cảm và nó di truyền từ mẹ sang con.

Hơn nữa, những phụ nữ sau 2 lần sinh con thường có nguy cơ trầm cảm cao hơn nam giới. Để tránh mắc phải trầm cảm, mỗi người cần có trạng thái tâm lý ổn định nhất, biết chia sẻ những vấn đề. Khi cảm thấy cơ thể có dấu hiệu bất ổn, hãy đến tìm gặp bác sĩ tâm lý để có hướng điều trị và lời khuyên tốt nhất.

Tăng nhãn áp

Phụ nữ là đối tượng dễ mắc tăng nhãn áp hơn nam giới, trong khi, căn bệnh này dễ di truyền từ mẹ sang con. Để phòng ngừa bệnh, mỗi người cần kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng như luyện tập thể thao, tăng sức đề kháng.

Béo phì

Tỉ lệ di truyền bệnh béo phì từ mẹ sang con chiếm đến 40%. Do đó tốt nhất bạn cần giảm cân và duy trì trọng lượng hợp lý trước khi có thai bởi không chỉ đây là bệnh di truyền từ mẹ sang con mà nó còn là nguyên nhân gây nên rất nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác, trong đó, nguy cơ bệnh tim tăng gấp 2 lần.

Đau nửa đầu

Tỷ lệ phụ nữ bị đau nửa đầu cao gấp 2-3 lần nam giới và đây cũng là một căn bệnh có tính di truyền. Để giảm tình trạng này, bạn cần hạn chế sử dụng những đồ uống có cồn, tránh những nơi có ánh sáng mạnh, quá ồn đồng thời uống đủ nước và dành thời gian để nghỉ ngơi.

Mất ngủ

Các nhà khoa học chỉ ra rằng, chứng mất ngủ không chỉ bởi các vấn đề tâm lý mà còn do di truyền và kéo theo đó là những căn bệnh như rối loạn lo âu, trầm cảm và thần kinh. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên đi ngủ với tâm lý tích cực, không sử dụng thuốc lá, cà phê hay tập thể dục vào đêm muộn. Bên cạnh đó, cố gắng ngủ đủ giấc mỗi ngày.

Bệnh Alzheimer

Là dạng bệnh phổ biến nhất của chứng mất trí nhớ, xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Chưa có phương pháp cụ thể điều trị căn bệnh này nhưng bạn có thể giảm rủi do mắc bệnh bằng lối sống lành mạnh.

Bệnh ung thư vú

Nếu mẹ mắc ung thư vú thì con gái họ có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Những căn bệnh lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai và cho con bú

Theo bác sĩ sản phụ khoa Nguyễn Bích Ngọc, những căn bệnh dưới đây thường lây từ mẹ sang con khi mang thai và cho con bú:

1. Viêm gan B

Người mẹ bị nhiễm viêm gan siêu vi B trước khi có thai có thể truyền sang cho con khi đang mang thai. Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh.

Ngoài ra viêm gan B có thể truyền từ mẹ sang con trong lúc sinh hoặc khi cho con bú. Do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa tự sản xuất ra kháng thể nên trẻ có xu hướng dễ nhiễm virus gây viêm gan B.

2. HIV

Lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong ba con đường lây nhiễm của HIV. Người mẹ nhiễm HIV có thể truyền HIV cho con trong cả ba thời kỳ: mang thai, khi sinh và cho con bú.

HIV từ máu của mẹ nhiễm HIV qua rau thai để vào cơ thể thai nhi. Sự lây truyền HIV trong thời kỳ mang thai có thể xảy ra sớm ngay khi thai nhi mới được 8 tuần tuổi và có thể kéo dài trong suốt thai kỳ.

Khoảng 50-60% số trẻ em bị lây nhiễm từ mẹ được cho là bị lây truyền trong khi sinh. Đối với những trường hợp đẻ khó, chuyển dạ kéo dài, phần mềm của người mẹ bị dập nát, thai bị xây xước, sang chấn thì nguy cơ lây nhiễm HIV của trẻ tăng lên.

Khoảng 50-60% số trẻ em bị lây nhiễm từ mẹ được cho là bị lây truyền trong khi sinh. Đối với những trường hợp đẻ khó, chuyển dạ kéo dài, phần mềm của người mẹ bị dập nát, thai bị xây xước, sang chấn thì nguy cơ lây nhiễm HIV của trẻ tăng lên.

Khi trẻ bú mẹ, HIV từ sữa mẹ có thể xâm nhập qua niêm mạc miệng, lưỡi, lợi của đứa trẻ và lây nhiễm cho trẻ này, nhất là trong trường hợp trẻ có các viêm nhiễm trong khoang miệng...

3. Bệnh Lậu

Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhea gây ra. Loại vi khuẩn này hay có ở những vùng ẩm ướt của cơ thể như âm đạo, dương vật, mắt, họng và trực tràng. Bệnh lậu cũng có thể lây lan qua mọi hình thức quan hệ tình dục như qua đường miệng, đường âm đạo và trực tràng.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể mắc các bệnh như mụn rộp (Herpes), nấm, bệnh do Chlamydia, Rubella… nếu mẹ mắc các bệnh trên.

Hoài Nguyễn

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/nhung-can-benh-nao-co-nguy-co-lay-truyen-tu-me-sang-con-gai-26725/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY