Tin tức hôm nay

Tin tức

Những chiến sĩ thầm lặng trong chống dịch tại Bình Định

Tính đến sáng ngày 23/8, tỉnh Bình Định ghi nhận 572 ca dương tính với SARS-CoV-2. Hiện các ổ dịch vẫn đang cơ bản trong tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng. Có được điều này là nhờ sự đóng góp không nhỏ của những chiến sĩ thầm lặng tại Khoa Vi sinh - Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bình Định.

Trong những ngày này, chúng tôi đến Khoa Vi sinh, Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bình Định và được chứng kiến không khí làm việc khẩn trương, sự im lặng, tập trung bao trùm với quyết tâm sắt đá rút ngắn tối đa thời gian trả kết quả cho các mẫu bệnh phẩm SARS-CoV-2.

Khoa Vi sinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định được Bộ Y tế công nhận đạt Phòng xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2.

Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Trịnh Hồ Trình - Trưởng khoa cho biết: “Trước khi dịch xảy ra tại Việt Nam, nhiệm vụ của khoa là xét nghiệm các loại vi sinh, vi trùng, virus, ký sinh trùng. Trong đó chủ yếu là các loại virus gây bệnh và chúng tôi tiến hành kỹ thuật sinh học phân tử để phát hiện một số loại virus gây bệnh như viêm gan B, C. Từ khi khi dịch SARS-CoV-2 xảy ra, Sở Y tế và bệnh viện giao cho nhiệm vụ cho chúng tôi thực hiện xét nghiệm Covid-19.

Đây là một nhiệm vụ rất mới đối với Khoa, nên không tránh khỏi nhiều khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu. Bởi vì đây là một loại virus hoàn toàn mới, chúng ta cũng chưa hiểu nhiều về nó. Khi đó, chúng tôi phải cử người đi vào Viện Pauster Nha Trang để học tập chuyên sâu. Song song với đó, chúng tôi tiến hành cho sửa chữa một số cơ sở vật chất để phù hợp cho việc triển khai được kỹ thuật này nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn cho đội ngũ xét nghiệm viên, tránh sự lây nhiễm, theo tiêu chuẩn phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp hai…”

Theo đồng chí trưởng khoa, ý thức được trách nhiệm nặng nề và cao cả đối với sức khỏe người dân, toàn bộ nhân viên trong khoa đã nỗ lực hết mình, làm việc xuyên ngày đêm, kịp thời trả kết quả xét nghiệm để phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Trong suốt gần 2 năm qua, nhất là khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, tập thể cán bộ, nhân viên trong khoa đã nỗ lực ở mức cao nhất, làm việc bằng tất cả sự nhiệt tình, năng nổ để hoàn thành công việc được giao, góp công sức của mình vào cuộc chiến chống dịch của tỉnh nhà với mong ước dịch nhanh chóng đi qua, trả lại cuộc sống bình yên cho quê hương bình định.

Đến nay, mỗi ngày, khoa thực hiện xét nghiệm từ 5.000 đến 7.000 mẫu, cao điểm lên đến hơn 8.322 mẫu.

Thao tác kỹ thuật dàn máy PCR tại Khoa Vi sinh - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định.

Cũng theo thạc sĩ Trịnh Hồ Trình, trong năm 2020, thời gian đầu khoa chỉ mượn được của Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh một dàn máy PCR và tách chiết bằng tay. Trong khi đợt dịch thứ hai xảy ra, khoa chỉ tiến hành làm được khoảng gần 5.000 mẫu xét nghiệm.

Nhưng sang năm 2021, dịch lan rộng nên chỉ tính từ đầu năm 2021 đến nay Khoa Vi sinh đã thực hiện hơn 140.000 mẫu. Thấu hiểu được khó khăn của khoa, Sở Y tế và bệnh viện đã có những đầu tư, tăng cường cả về thiết bị và nhân lực để khoa bảo đảm chia ca, chia kíp bố trí nhân lực phù hợp cho anh em vừa làm, vừa nghỉ luân phiên, nhằm tái tạo sức lao động để có thể làm việc với áp lực cao dài ngày.

“Đến nay chúng tôi đã được trang bị đủ về con người và thiết bị, chủ động cho cả những tình huống xấu nhất. Cao điểm, ngày 31/7 và 1/8, mỗi ngày chúng tôi làm là hơn 8.000 mẫu. Có được kết quả như vậy đội ngũ chúng tôi đã cố gắng làm hết sức mình. Đặc biệt, với đặc thù công việc nên nhân viên trong khoa phần nhiều là nữ. Trong thời gian gần đây, có nhiều bác sĩ, xét nghiệm viên nữ phải đưa các con nhỏ về quê gửi người thân chăm sóc để bản thân có thể hoàn thành công việc thường ngày để có sức khỏe phục vụ lâu dài, thạc sĩ Trình nói.

Tiến sĩ, bác sĩ võ bảo dũng (phó giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh bình định) cung cấp thêm: với nhiệm vụ là tuyến cuối của một cơ sở khám, chữa bệnh cao nhất của tỉnh, nhiệm vụ của bệnh viện tỉnh được sở y tế, ban chỉ đạo phòng, chống dịch covid-19 của tỉnh giao. một là về công tác phòng, chống dịch là bệnh viện không để dịch bệnh xâm nhập để bảo đảm an toàn trong công tác khám, chữa bệnh chung của dân tỉnh. thứ hai là nhận nhiệm vụ điều trị các bệnh nhân mắc covid-19 từ mức trung bình đến nặng của toàn tỉnh. thứ ba là bảo đảm cho công tác xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ mắc covid-19 kịp thời cho công tác khoanh vùng dập dịch trong địa bàn toàn tỉnh.

Với nhiệm vụ được giao, các y, bác sĩ đã triển khai tốt các công việc bảo đảm không để dịch xâm nhập thông qua tổ chức sàng lọc, ngăn chặn, tầm soát ngay từ đầu để không để các trường hợp mắc covid-19 xâm nhập sâu hơn trong bệnh viện, dẫn tới hiện tượng phải phong tỏa bệnh viện.

Với nhiệm vụ thứ hai đó là điều trị các ca covid-19 trung bình và nặng thì hiện nay bệnh viện đã thiết lập một khu điều trị, lấy cả khoa truyền nhiễm với cơ số là 50 giường, trong đó có 20 giường hồi sức cấp cứu.

Tại đây, chúng tôi bảo đảm đủ về trang thiết bị (máy thở cũng như hệ thống ô-xy lỏng) và đội ngũ thầy Thu*c. Dù cho tình hình dịch trong tỉnh có diễn biến phức tạp hơn, chúng tôi cũng cố gắng bảo đảm được. Chúng tôi cũng đã sẵn sàng cho các trường hợp cần phải có máy thở để điều trị các trường hợp nặng và nguy kịch, BS Dũng nói.

Bác sĩ dũng cho biết thêm, nhiệm vụ thứ 3 của bệnh viện là bảo đảm xét nghiệm rt-pcr covid-19 cho toàn tỉnh. trước tình hình dịch phức tạp, số ca mà phải thực hiện xét nghiệm pcr ngày càng nhiều, tỉnh quan tâm hỗ trợ trang bị các trang thiết bị mới cho bệnh viện bao gồm các dàn chiết tách tự động, một dàn máy pcr mới hoàn toàn cộng một dàn máy cũ, một dàn pcr được sở khoa học công nghệ cho mượn đủ để bệnh viện bảo đảm công tác xét nghiệm.

Bệnh viện đã bảo đảm đủ nhân lực xét nghiệm, điều động nhân lực từ các đơn vị phối hợp Khoa Vi sinh để bảo đảm cho năng lực xét nghiệm lâu dài, không ảnh hưởng tới chất lượng xét nghiệm. Sở Y tế, Ban chỉ đạo đánh giá bệnh viện thực hiện xét nghiệm rất là tốt và bảo đảm độ chính xác và có thể mở rộng thêm nếu tình hình dịch diễn biến phức tạp…

Cử nhân xét nghiệm Nguyễn Thị Lan - Khoa Vi sinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định - cũng như nhiều xét nghiệm viên nữ của khoa phải gửi con về quê để bảo đảm hoàn thành công việc.

Chị cho biết: “do đặc thù công tác, vợ chồng tôi đều ở tuyến đầu chống dịch (anh là công an), nên để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, chúng tôi phải gửi 2 con nhỏ về quê cho ông bà chăm sóc giúp. chúng tôi ý thức được trách nhiệm của mình trước cộng đồng nên động viên nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và tự nhủ rằng tất cả mọi người như chúng tôi đều phải nỗ lực, cố gắng như vậy thì dịch bệnh mới sớm được đẩy lùi và các con của chúng tôi mói được về nhà với bố mẹ”.

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/nhung-chien-si-tham-lang-trong-chong-dich-tai-binh-dinh-661253/)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY