Trong một tuần vừa qua, rất nhiều sự kiện đã diễn ra quá nhanh trên toàn thế giới. Thời điểm này đầy sự đau đớn, khổ sở và khó khăn.
Tuy nhiên, các nhà dịch tễ và nhiều nhà khoa học đều cho rằng, hi vọng vẫn còn tồn tại và điều quan trọng nhất là phải kiên trì trong thời điểm ngặt nghèo.
Lòng tốt và các mối quan hệ bằng hữu không thường xuyên được đưa lên các bản tin. Có lẽ con người đang dần trở nên đối xử tốt với nhau hơn hoặc có thể đến hiện tại chúng ta mới chú ý đến nhiều hơn.
Con người đang bảo vệ lẫn nhau, tình nguyện viên mua thức ăn giúp hàng xóm của họ, các thành phố bắt đầu triển khai các chương trình chăm sóc người vô gia cư và nhiều cửa hàng đưa ra những khung giờ đặc biệt dành riêng cho người già đi mua sắm.
Để đối phó với tình trạng thiếu thiết bị y tế trầm trọng tại các bệnh viện, nhiều tổ chức đã sử dụng các mảnh vải vụn may vào khẩu trang, và nhiều nơi chế biến rượu thủ công đang cung cấp rượu miễn phí để làm nước rửa tay.
Hai người hàng xóm đang nói chuyện với nhau từ ban công trong thời gian cách ly tại nhà. Ảnh chụp tại thành phố Madrid, Tây Ban Nha.
Một số chủ nhà đã giảm hoặc miễn tiền thuê nhà. Nhiều nhà tuyển dụng nhận ra nghĩa vụ với những người làm công. Các nhà sản xuất sân khấu đồng ý trả lương cho diễn viên và ekip trong nhiều tuần tiếp theo.
Rất nhiều công đoàn và công ty đã đạt được thỏa thuận tăng lương cho các nhân viên cửa hàng, những người trở thành lực lượng lao động không thể thiếu trong cuộc khủng hoảng này.
Ở Kansas (Mỹ), sau khi các trường học đóng cửa, 6 căn lều được dựng lên khắp thành phố Kansas để học sinh có thể nhận được bữa sáng và bữa trưa.
Charles Foust, quản lý của các trường học ở thành phố Kansas, cho biết: "Chúng tôi thật sự đang cố gắng để mọi người biết được chúng tôi luôn muốn làm những điều đúng đắn cho các học sinh".
Tại quận Montgomery, tiểu bang Maryland, các viên chức thực hiện các chương trình chăm sóc trẻ em trong thời gian trường học đóng cửa.
Còn ở tại Jonesboro (tiểu bang Arkansas, Mỹ), cô Ramey Myers, đồng sở hữu nhà hàng Parsonage, luôn lo lắng về việc vợ chồng mình sẽ phải cho các nhân viên nghỉ việc khi đóng cửa kinh doanh.
Nhưng, sau đó cô đã nhận được tin nhắn từ chủ nhà: "Không thu tiền thuê tháng 4". Điều này đồng nghĩa với việc cô Myers có thể trả lương cho nhân viên thêm 2 tuần nữa.
Ai cũng có cơ hội trở thành anh hùng. Tiến sĩ Emily Landon, một nhà dịch tễ học làm việc tại Đại học Y Chicago, kêu gọi sự kiên nhẫn khi chính quyền Illinois ban hành các biện pháp ở nhà: "Một nơi trú ẩn thành công đồng nghĩa là bạn nhận thấy tất cả chẳng là gì.
Bạn đã đúng, bởi vì không có gì nghĩa là không có gì xảy ra với gia đình bạn. Và đó là điều chúng ta đang muốn hướng đến".
Tại tuyến đầu của cuộc chiến chống dịch, các y bác sĩ đang tìm ra những cách thức sáng tạo để đối phó với tình trạng thiếu hụt tại các bệnh viện và sử dụng truyền thông để nâng cao ý thức của người dân.
Ở New York (Mỹ), các bệnh viện đang tiên phong áp dụng thử nghiệm phương pháp "chia sẻ máy thở": Sử dụng 1 máy thở cho 4 bệnh nhân.
Tại Nebraska (Mỹ), các quản trị viên tại Trung tâm Y tế trường Đại học Nebraska đã bắt đầu một quy trình thử nghiệm để khử trùng khẩu trang bằng tia cực tím.
Bệnh viện Carney ở Massachusetts (Mỹ) sẽ điều trị riêng cho các bệnh nhân COVID-19 và Trung tâm Y tế U.W. ở Tây Bắc Seattle đã chuyển đổi 1 phần của khu đậu xe 4 tầng trở thành phòng xét nghiệm di động.
Các tập đoàn lớn cũng đang cố gắng hỗ trợ. Khách sạn Four Seasons ở Manhattan (Mỹ) cung cấp chỗ ở miễn phí cho các bác sĩ, y tá và nhân viên y tế khác.
Các doanh nghiệp may mặc đang sản xuất khẩu trang và người khổng lồ sản xuất bia Anheuser-Busch InBev đang tái sử dụng các nhà máy bia để sản xuất chất khử trùng.
Facebook quyên góp hơn 700.000 khẩu trang và Tim Cook, giám đốc điều hành của hãng Apple, cam kết sẽ đóng góp thêm hàng triệu khẩu trang cho Mỹ và Châu Âu.
Mặc dù dự kiến ít nhất 12 tháng nữa vắc-xin mới được tìm ra nhưng các bác sĩ vẫn đang nỗ lực cải thiện vấn đề xét nghiệm và tìm ra cách điều trị. Hàng trăm nhà khoa học đã từ New York (Mỹ) đến Paris (Pháp) để thử nghiệm 50 loại Thu*c điều trị chống virus.
Một công ty đã phát triển một "nhiệt kế thông minh" có thể theo dõi virus SARS-CoV-2 trong thời gian thực và các nhà nghiên cứu đang chạy đua với thời gian để tìm ra loại Thu*c mới.
Đợt bùng phát dịch này là vấn đề không tốt nhưng nhiều chuyên gia cho biết nó mang đến nhiều bài học quan trọng.
Những đổi mới và quy trình mà các thành phố, tiểu bang và quốc gia đang áp dụng hiện nay có thể khiến chúng ta gặp phải một đại dịch với tỷ lệ Tu vong cao.
Malia Jones, một nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Đại học Wisconsin ở Madison (Mỹ) cho biết: "Những gì chúng ta đang đối mặt chưa từng xảy ra trước đây và tôi không muốn đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của nó. Nhưng nó không phải là trường hợp xấu nhất".
Theo cô, trường hợp xấu nhất là sẽ có một chủng cúm mới mà con người không có khả năng miễn dịch và tỉ lệ Tu vong cao hơn SARS-CoV-2, giết ch*t hàng tỷ người.
Tiến sĩ Malia Jones cho biết thêm: "Tôi hy vọng chúng ta sẽ chuẩn bị tốt hơn để đối phó với đại dịch tiếp theo".
Ít nhất, những thói quen mới mà chúng ta đang hình thành bây giờ, ví dụ là rửa tay trong 20 giây, không chạm vào mặt, ăn uống khỏe mạnh, ở nhà thay vì đi làm,... có ảnh hưởng tích cực đến những căn bệnh phổ biến như cúm mùa.
Chủ đề liên quan:
bùng phát Bùng phát covid 19 Covid 19 COVID_19 dịch bệnh dịch covid Dịch viêm phổi Corona 2019 nCoV điểm sáng lan tỏa người vô gia cư nhà khoa học nước rửa tay tây ban nha tình nguyện viên virus corona vô gia cư