Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Những điều bạn cần biết về suy thận mạn

Suy thận mạn thường được ví là căn bệnh nhà giàu bởi chi phí chữa trị vô cùng tốn kém và phải duy trì lâu dài. Suy thận không chỉ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người mắc mà còn mang đến nguy cơ Tu vong cao gấp 5 lần so với người bình thường.

Đối tượng nào dễ mắc suy thận?

Suy thường diễn biến âm thầm, lặng lẽ và ngày càng nghiêm trọng. Do đó, tổn thương thận là khó có thể phục hồi được hoàn toàn, chức năng hoạt động của thận bị suy giảm nghiêm trọng.

Suy thận gây tổn thương và giảm chức năng thận ( ảnh minh họa)

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc suy thận là: Người bị đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, bệnh di truyền như thận đa nang, hội chứng Alport; nhiễm khuẩn, tắc nghẽn hay bệnh bẩm sinh đường tiết niệu; lupus ban đỏ hệ thống; phì đại và ung thư tuyến tiền liệt; dùng Thu*c giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) dài hạn như ibuprofen, ketoprofen và một số Thu*c kháng sinh.

Dấu hiệu của bệnh suy thận mạn

Các dấu hiệu của suy thận mạn thường không đặc hiệu, nghĩa là chúng cũng có thể được gây ra bởi nhiều bệnh khác. Vì thận có khả năng bù trừ rất tốt, nên ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng rõ rệt. Do đó, khi gặp phải một trong số biểu hiện sau đây, bạn nên đi khám ngay để phát hiện bệnh kịp thời.

Thay đổi khi đi tiểu: Những thay đổi như tiểu nhiều vào ban đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn,...

Phù: Thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa, do vậy, chất lỏng tích tụ trong cơ thể gây phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt,...

Mệt mỏi: Suy thận gây thiếu máu, mệt cơ, nhức mỏi đầu óc.

Ngứa: Thận có chức năng loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ngứa ở da.

Hơi thở có mùi amoniac: Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) khiến thức ăn có vị khác đi và làm hơi thở có mùi. Bạn cũng nhận thấy không thích ăn thịt nữa.

Buồn nôn và nôn: Do urê huyết gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.

Đau vùng thắt lưng hoặc cạnh sườn là một trong số dấu hiệu cảnh báo mắc suy thận (ảnh minh hoạ)

Thở nông: Tình trạng này là do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ trong 2 lá phổi kèm theo tình trạng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy).

Ớn lạnh: Thiếu máu khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí đang ở trong phòng có nhiệt độ ẩm.

Hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung: Thiếu máu khiến não không được cung cấp đủ oxy. Điều này có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, gây mất tập trung, dẫn đến hoa mắt, chóng mặt.

Đau lưng/cạnh sườn: Một số bệnh nhân suy thận có thể bị đau ở lưng hay sườn.

Phương pháp đẩy lùi suy thận mạn

Đẩy lùi suy thận mạn là giúp kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng, giảm các biến chứng và làm bệnh tiến triển chậm lại. Các loại Thu*c phổ biến được dùng điều trị suy thận gồm: Nhóm Thu*c lợi tiểu furosemid, Thu*c chống tăng huyết áp, Thu*c chống rối loạn toan kiềm natri bicarbonat, Thu*c chống tăng acid uric máu như colchicin hoặc allopurinol, Thu*c chống thiếu máu epo beta, epo alpha.

Nếu tổn thương của thận đã nghiêm trọng và không thể loại bỏ kịp các chất cặn bã khỏi cơ thể, việc chạy thận hoặc ghép thận là cần thiết đối với người bệnh tại thời điểm đó. Tuy nhiên, những phương pháp trên thường khá tốn kém, đặc biệt, việc tìm kiếm thận tương thích vô cùng khó khăn.

Do đó, nhiều người bị suy thận có xu hướng hỗ trợ đẩy lùi bằng Đông y với sản phẩm được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên lành tính, an toàn khi sử dụng lâu dài nhằm phòng ngừa biến chứng và hỗ trợ khôi phục chức năng của thận.

Thu Trang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nhung-dieu-ban-can-biet-ve-suy-than-man-n155947.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY