2 năm trước, anh N.P.P (38 tuổi, Hà Nội) được chẩn đoán mắc sỏi thận nhưng vì thấy sức khỏe vẫn tốt, anh bỏ qua tái khám định kỳ. Sau gần 2 năm, khi thận có dấu hiệu đau, anh tới viện khám đã được bác sĩ thông báo mật bệnh thận đã suy teo mất hoàn toàn chức năng.
Theo TS, BS Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E, trường hợp của anh P. không phải là hiếm gặp. Rất nhiều bệnh nhân khi tới viện mổ ra có hàng nghìn viên sỏi trong thận hay như có những bệnh nhân bác sĩ mổ ra thận mỏng như tờ giấy (mô thận mỏng dính).
Bác sĩ Liên cho biết, suy giảm chức năng thận thường đến từ nguyên nhân tắc nghẽn do sỏi thận, xơ hoá do hẹp, u cục, poly,… tắc nghẽn niệu quản làm thận không lọc được dần dần sẽ bị hỏng dần.
Một số nguyên nhân suy giảm chức năng thận có liên quan tời bệnh lý như: tăng huyết áp, đái tháo đường.
Trung bình mỗi 1 thận có khoảng 1,5 triệu đơn vị tiểu cầu thận (giảm theo độ tuổi). Khi xảy ra tác nghẽn do sỏi trong thận thì đơn vị tiểu cầu thận giảm rất nhanh. Đây cũng là lý do bệnh nhân có sỏi thận, sỏi niệu quản cần phải can thiệp sớm.
Sinh ra ra sức khoẻ hoàn toàn bình thường như bao đưa trẻ khác, lúc còn nhỏ trong một lần được gia đình đưa đi khám bác sĩ phát hiện ông D.V.T (56 tuổi) chỉ có một bên thận.
Mỗi một năm ông T. sẽ gặp 1-2 lần bị sốt không có nguyên nhân kèm theo các biểu hiện đái buốt, đái dắt.
Tuy nhiên, lần này ông t. có sốt kèm đái đục và đái ra mủ. ông t. đã dùng nhiều thuốc kháng sinh không đỡ. khi thấy cơ thể suy mòn ông t. sợ mắc ung thư mới từ hải dương đi tới bệnh viện e khám.
Kết quả khám của bệnh nhân T cho thấy bệnh nhân vẫn có 2 thận, nhưng quả thận bên kia đã bị teo nhỏ do mắc phải hội chứng niệu quản khổng lồ. Trên phim cắt lớp, phần niệu quản sát bàng quang đã giãn lớn thành nang, chứa mủ đè đẩy vào bàng quang và vùng tiểu khung, bác sĩ Liên cho hay.
Bệnh nhân được bác sĩ tư vấn về chỉ định phẫu thuật nội soi cắt bỏ bên thận và niệu quản đã mất chức năng để dự phòng nguy cơ ung thư và giải quyết khối mủ trong niệu quản. Tuy nhiên, do phát hiện bệnh niệu quản khổng lồ quá muộn nên thận đã teo mất chức năng.
Bệnh niệu quản khổng lồ là bệnh lý gây ra do phần xa niệu quản không có nhu động hoặc phần niệu quản chui vào bàng quang bị xơ hẹp gây ra tắc nghẽn dòng nước tiểu từ thận xuống bàng quang gây suy giảm hoặc mất chức năng thận một cách từ từ hoặc nhanh chóng.
Nguyên nhân của bệnh là do có những bất thường cấu trúc thành niệu quản đoạn nối với bàng quang trong quá trình phát triển của bào thai. niệu quản khổng lồ gây ra nhiễm trùng tiểu và suy thận nếu không chữa trị kịp thời.
Theo bác sĩ Liên chức năng thận bị suy giảm khi còn trẻ tuổi có liên quan chặt chẽ tới lối sống hiện nay. Hiện nay, nhiều người dân có thói quen dùng thuốc lá, thuốc nam, thuốc bắc không rõ nguồn gốc uống bất chấp nó có gây độc cho cơ thể mình hay không.
Tại bệnh viện e đã tiếp nhận không ít những trường hợp bị ngộ độc thuốc nam, thuốc lá dẫn tới suy thận cấp tính. việc sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm, thuốc chống viêm giảm đau… không theo chỉ định cũng ảnh hưởng tới chức năng thận.
Thói quen dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc cũng làm ảnh hưởng tới chức nặng của thận.
Bác sĩ Liên cũng cảnh báo thêm về tình trạng lạm dụng dùng thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, trong sản phẩm thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc có thể có pha trộn thuốc làm ảnh hưởng tới chức năng của thận.
Đối với nam giới việc dùng các loại rượu ngâm cỏ cây, động vật hay uống rượu tự nấu dễ dẫn tới ngộ độc nặng do chất lượng rượu không bảo đảm gây ra ngộ độc và suy thận cấp. thói quen ăn uống những thực phẩm có chứa nhiều chất bảo quản, thực phẩm ôi được chế biến sẵn… cũng gây ảnh hưởng tới chức năng của thận.
Việc phát hiện suy thận ở giai đoạn sớm bằng triệu chứng thường rất khó. vì triệu chứng suy thận giai đoạn nhẹ thường kín đáo, không rõ ràng. bệnh nhân vẫn có thể làm việc bình thường nhưng sẽ thấy hơi mệt, da xanh, phù nhẹ. do triệu chứng bệnh rất mơ hồ cho nên nhiều người thường bỏ qua không đi khám, bác sĩ liên cảnh báo.
Suy thận tiến triển tới giai đoạn nặng thường sẽ có cảm giác chán ăn, mệt mỏi và buồn nôn. Khi có triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã ở giai đoạn nặng nên việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Bác sĩ Liên cho biết, thận là cơ quan đặc biệt trong cơ thể giữ vai trò lọc nước, lọc các chất độc để đào thải ra khởi cơ thể. Do vậy, muốn sống thọ, sống khoẻ thì cần phải biết cách giữ gìn 2 quả thận thật khoẻ mạnh.
Theo đó, người dân nên duy trì tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày và ít nhất 5 ngày/tuần để cơ thể ra mồ hôi và tiêu hao năng lượng.
Chế độ ăn uống lành mạnh đầy đủ các chất và giảm muối, nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Việc uống đủ nước giúp cho thận hoạt động tốt, nên uống 2 lít nước mỗi ngày. Lưu ý với người phù, tim mạch thì uống nước phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Người dân cũng chú ý kiểm soát đường huyết. khoảng 50% người bệnh không hề biết mình mắc bệnh đái tháo đường nếu không xét nghiệm hoặc cho đến khi xảy ra biến chứng. khoảng 50% bệnh nhân đái tháo đường sẽ bị tổn thương thận, nếu không được điều trị tốt sẽ suy thận và thậm chí là suy thận giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạo.