Trong y văn kinh điển chưa có định nghĩa ho cấp tính và ho mạn tính. Bệnh cấp tính gây ho là cảmlạnh, nhiễm siêu vi trùng hoặc nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Bệnh mạn tính gây ho dai dẳng, kéo dài hàngtháng là các ổ viêm mạn của đường hô hấp có cội nguồn từ mũi xoang.
Trong cơ thể người, đường hô hấp như một thân cây, trong đó là chuỗi cơ quan rỗng đa hình tháinối liền nhau: cao nhất là các hốc mũi xoang, thấp hơn là họng mũi rồi tới khoang họng miệng, vùngtrên thanh quản, thanh quản, khí phế quản và tận cùng là phổi.
Thanh quản là một buồng mở xuống khíquản, giới hạn trên là thanh môn (hai dây thanh đóng mở tạo nên khe hẹp của đường thở cho luồng khíthở ra và hít vào phổi). Không chỉ duy trì hô hấp, chuỗi cấu trúc này còn tạo nên cơ chế phát âmgiọng nói, giọng hát, sinh ra phản xạ HO tự bảo vệ đường thở khi niêm mạc thanh quản bị vật, chấtlạ kích thích.
Khi niêm mạc dây thanh bị kích thích bởi vật lạ, sự đóng mở của thanh môn sẽ trở nên không hoànthiện, không chống chọi được luồng không khí cực mạnh được đẩy lên từ phổi và vùng dưới thanh quản.
Khi áp lực luồng khí này đạt tới mức nhất định thì cơ chế co thắt của cơ hô hấp đột nhiên giãn ra,áp lực khí ở vùng dưới thanh môn giảm làm cửa thanh môn mở. Luồng khí thoát ra khỏi thanh môn nhanhvới dung lượng lớn, tạo nên lực lớn tống dịch nhầy và các vật chất gây kích thích ho ra khỏi thanhquản (theo Kirchner).
Dị vật từ ngoài bay lạc vào đường thở hoặc sản phẩm nội sinh trên đường hô hấp (dịch nhầy, mủbài tiết từ hệ thống mũi xoang viêm) là vật lạ gây ho.
Cole đã chứng minh sự di chuyển của dịch nhầy bệnh lý từ mũi xoang trên bề mặt niêm mạc đường hôhấp và gây nên phản xạ ho ở thanh quản.
Viêm mũi xoang mạn tính trở thành nguồn cung cấp mủ dịch viêm. Phế quản phổi mặc nhiên tiếp nhậnmủ dịch viêm này, kích thích phản xạ ho dai dẳng.
Do viêm phế quản mạn luôn song hành với viêm mũixoang mạn nên bệnh lý này gọi là hội chứng xoang - phế quản. Gây ra phản xạ ho còn có thể có sựphối hợp của chứng trào ngược dạ dày, khi dịch đã nhiễm khuẩn trên đường tiêu hóa tràn vào đườngthở.
Bệnh nhân cần được hỏi bệnh kỹ, khám loại trừ những chứng nan y có triệu chứng ho như lao phổi,lao thanh quản, ung thư, các khối u trên đường thở và những dị vật đường thở bị bỏ quên.
1. Triệu chứng lâm sàng: Dấu hiệu lâm sàng là tiêu chuẩn " vàng" để chẩn đoán bệnh. Sẽdễ chẩn đoán khi người bệnh bộc lộ ít nhất 2 triệu chứng sau đây: tắc ngạt mũi, chảy nước mũi, đausưng vùng mặt, đau đầu, ho, đau họng, có đờm, ù tai. Khó chẩn đoán nếu bệnh nhân chỉ có triệu chứngho dai dẳng.
2. Khám nội soi hốc mũi: Khám hốc mũi xoang kỹ cho bệnh nhân ở tư thế nằm, có đặt Thu*cgiảm sưng, giảm đau. Hút rửa hốc mũi xoang cho phép phát hiện được bệnh tích mủ viêm ẩn náu kín đáotrong hốc mũi xoang, những dị hình cấu trúc mũi xoang để xác định bệnh (kỹ thuật của Trần LệThủy).
3. Chụp phim X-quang: Chụp xoang và phổi. Chụp phổi thẳng khi có nghi ngờ viêm phổi,viêm phế quản phối hợp. Cần thiết chụp xoang với kỹ thuật X-quang thường có giá trị hỗ trợ chẩnđoán viêm xoang. Tuy nhiên, có tới 30-35% bệnh lý viêm mũi xoang không được bộc lộ trên phim, kể cảvới phim cắt lớp vi tính.
Bệnh nhân hết hẳn ho, khỏi viêm mũi xoang, mặt hết sưng phù, sắc da tươi sáng, sức khỏe cảithiện khi điều trị đúng phương pháp.
Giải pháp điều trị tại chỗ tích cực được chúng tôi lựa chọn là kỹ thuật nội soi chức năng củaTrần Lệ Thủy. Để điều trị với kỹ thuật này, bệnh nhân được nội soi hút rửa mũi xoang, khoang họnghằng ngày, từng bước đưa mủ dịch viêm ra khỏi hệ thống mũi xoang cho đến lúc sự lưu thông giữa cácxoang và hốc mũi trở lại bình thường, hết triệu chứng ho (dung dịch kháng sinh được đưa vào mũixoang hàng ngày sau khi hút rửa).
Phẫu thuật nội soi chức năng Mini FESS sẽ được chỉ định mổ phối hợp ở những trường hợp trong hốcmũi xoang có polyp, nấm hoặc các dị hình gây cản trở quá trình dẫn lưu dịch mủ từ trong hệ thốngxoang ra hốc mũi. Bệnh nhân được chăm sóc với kỹ thuật hút rửa mũi xoang cả trước và sau mổ.
Sử dụng kháng sinh đường uống hoặc đường tiêm ít có tác dụng trong điều trị viêm mũi xoang mạntính. Chỉ dùng kháng sinh hỗ trợ, đường uống, trong 7-10 ngày. Điều trị phối hợp Thu*c chống tràongược thực quản ở những bệnh nhân có triệu chứng viêm nhiễm mạn tính đường tiêu hóa.
1.Viêm mũi xoang mạn khó chẩn đoán khi bệnh nhân không bộc lộ đầy đủ triệuchứng ở mũi, chỉ ho dai dẳng.
2. Ngoài dịch nhầy viêm, trào ngược dạ dày thực quản cũng là tác nhân gây bệnhlý viêm mũi xoang. Nó là nguyên nhân phối hợp với viêm mũi xoang tạo nên phản xạ ho dai dẳng.