Sức khỏe hôm nay

Những giải pháp đơn giản giúp bé hết nóng trong người

Trẻ bị nóng trong không phải là một bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên điều này sẽ khiến bé khó chịu dẫn đến quấy khóc, bỏ ăn và ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Vậy giải pháp nào giúp trẻ hết nóng trong người

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị nóng trong người

Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị nóng trong người, sau đây sẽ là một số nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất:
- Do hệ miễn dịch của bé bị suy giảm.
- Chế độ ăn uống không hợp lý.
- Do bị tác động và bị kích thích từ môi trường bên ngoài.
- Do chức năng gan hoạt động kém không thải hết các độc tố trong cơ thể.
- Do trẻ bổ sung quá ít nước không đủ làm mát cơ thể và gây khô ráo trong người.
- Do rối loạn bài tiết bên trong, bị dị ứng với thuốc và thực phẩm.

2. Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị nóng trong người

Trẻ bị nóng trong sẽ thường xuất hiện các hiểu hiện gồm: trẻ bị nóng trong nổi mụn nhọt, trẻ bị nóng trong nổi nốt, trẻ bị nóng trong mẩn ngứa, trẻ bị nóng trong táo bón…. Ngoài ra, các biểu hiện dưới đây có thể giúp các mẹ sớm nhận ra bệnh lý này của bé:

- Môi của bé thường đỏ và căng mọng, có dấu hiệu môi khô.
- Da của bé bị khô, sờ vào có cảm giác hơi nóng.
- Bé thường đổ mồ hôi một cách không bình thường.
- Hơi thở có dấu hiệu nóng, hôi.
- Hay có mụn nhọt hoặc có nhiều rôm xảy.
- Nước tiểu vàng, ít đi tiểu
- Miệng của bé nổi các bọng nước

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nóng trong

3. Trẻ bị nóng trong nên uống gì, ăn gì?

Khi trẻ xuất hiện các dậu hiệu nóng trong người, các mẹ sẽ lo lắng và thắc mắc trẻ bị nóng trong uống thuốc gì hay trẻ bị nóng trong nên ăn gì cho mát? Trẻ nhỏ được khuyên chỉ sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết. Vậy nên, khi bị nóng trong người đầu tiên cả mẹ và bé phải bổ sung thực phẩm giải nhiệt. Việc ăn uống đối với mẹ cũng rất quan trọng vì với trẻ sơ sinh, nguồn sữa có vai trò vô cùng quan trọng.

Rau má

Rau má có tính mát, vị hơi đắng, có tác dụng làm mát cơ thể, giải độc, lợi tiểu, chống viêm… thường được dùng để chữa ngứa, rôm sảy, thanh nhiệt, mụn nhọt, bệnh máu cam, sốt…

Chính nhờ đặc tính mát, giải độc cơ thể hiệu quả, rau má được dùng để chữa các bệnh về gan như bệnh viêm gan, giúp giải độc gan, làm mát gan rất tốt.

Rau má- thực phẩm nên bổ sung khi trẻ bị nóng trong

Bột sắn dây

Bột sắn dây là sự lựa chọn hoàn hảo vì có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất cao, sẽ nhanh chóng đẩy lùi các loại độc tố tích tụ bên trong cơ thể, làm giảm mụn, thanh nhiệt làm mát cơ thể.

Khi bị nóng trong người sử dụng bột sắn dây bạn sẽ thấy hiệu quả rõ dàng. Bạn có thể làm cháo bột sắn dây hoặc nấu chín cho các bé ăn. Ngoài ra, bột sắn dây cũng được sử dụng nhiều để pha thành nước uống trực tiếp, giúp giải nhiệt cơ thể và giải rượu cực kỳ nhanh.

Bột sắn dây - thực phẩm nên bổ sung khi trẻ bị nóng trong

Rau mồng tơi

Rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt. Rau mồng tơi có tác dụng giải độc, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả.

Ngoài ra, rau mồng tơi chứa nhiều chất dinh dưỡng. 1/2 chén rau mồng tơi nấu chín cung cấp 190% lượng vitamin A và 20% chất sắt khuyến cáo cho chế độ ăn hằng ngày. Vì vậy khi sử dụng rau mồng tơi bạn cũng cần lưu ý không nên sử dụng quá nhiều sẽ gây thừa chất và phản tác dụng.

Rau mùng tơi - thực phẩm nên bổ sung khi trẻ bị nóng trong

Nước cam, chanh

Nước cam, chanh chứa rất nhiều vitamin C, không những có khả năng tăng sức đề kháng mà còn giúp bé yêu của bạn tránh khỏi những căn bệnh do virus, cải thiện tình trạng nóng trong.

Bạn có thể cho bé uống 1 ly nước chanh hoặc cam vắt mỗi ngày. Tuy nhiên, không nên cho bé uống khi bụng đói.

Xem thêm: Trị cơn ho dai dãng dứt điểm nhờ trong nhà có loại thuốc này

Lá bồ ngót

Lá bồ ngót không những dùng để nấu canh ăn rất mát mà còn có tác dụng chữa nóng trong cho trẻ hiệu quả.

Bạn tước lá bồ ngót tươi, rửa sạch, sau đó mang giã nát rồi ép lấy nước cốt của nó, hòa với ít mật ong rồi cho bé uống.

Bên cạnh đó, khi trẻ bị nóng trong, hãy luôn nhớ cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày để tránh tình trạng thiếu nước ở trẻ.

Mẹ cũng có thể sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên hoặc thuốc mát gan, bổ gan, tăng cường giải độc gan như nhân trần, diệp hạ châu, atiso,…

Tiểu Bùi

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/nhung-giai-phap-don-gian-giup-be-het-nong-trong-nguoi-23451/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY