Tâm linh hôm nay

Những giáo lý cơ bản để tìm hiểu Bát Nhã Tâm Kinh

Bát Nhã Tâm Kinh đã sử dụng học thuyết tính không để phủ định tất cả sự vật và hiện tượng hay nói khác đi là cả thế giới và chúng sinh. Tính không này được vận dụng như thế nào, phần luận giải về Bát Nhã Tâm Kinh

Có thể nói Phật giáo vừa là một nền triết học, vừa là một tôn giáo, lại vừa là một hệ thống giáo dục.

Là một nền triết học vì các hệ thống tư tưởng trong nền triết học này có thể đánh đổ mọi quan niệm tư tưởng của các nền triết học khác từ phương đông sang phương tây, tử cổ chí kim về những quan niệm về vũ trụ quan và nhân sinh quan.

Là một tôn giáo vì nó đã đem lại cho một bộ phận loài người có niềm tin tín ngưỡng mãnh liệt và sâu xa để vun trồng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Là một nền giáo dục vì tất cả các tư tưởng, giáo lý, kinh luận của đạo Phật có tác dụng giáo dục con người ta sống với chân thiện mỹ, với từ bi và trí tuệ để đem lại hạnh phúc và an lạc cho mình và cho tất cả mọi người.

Hệ thống tư tưởng và ấy của đạo phật có rất nhiều, đã đề cập đến mọi sự vật và hiện tượng, đến thế giới và chúng sinh. ở đây ta hãy khảo sát một số vấn đề cơ bản sau đây có liên quan đến tư tưởng bát nhã khi nghiên cứu bát nhã tâm kinh. tất nhiên của đạo phật còn nhiều yếu lĩnh khác cần phải được để cập khi đi sâu vào nội dung cụ thể từng phần của bát nhã tâm kinh.

1. Về quan niệm không gian và thời gian trong Phật giáo:

Như vậy thời gian ở các cõi đều khác nhau. Trong dân gian có câu chuyện Cái rìu của người tiều phu, truyện kể rằng một người tiều phu vào rừng đốn củi. Vì mệt ông để lại chiếc rìu dưới gốc cây, đi tản bộ và dần dần đi sâu vào trong rừng. Ông bỗng thấy hai cụ già đang ngồi đánh cờ dưới gốc cây, bên cạnh một túp lều nhỏ. Ông tiều phu thích đánh cờ và đánh rất giỏi. Ông đứng bên cạnh xem hai ông gìa đánh cờ, hai cụ mời ông ngồi xuống đánh. Tất nhiên ông nhận lời, ngồi xuống và bắt đầu ra quân. Ðánh được một lúc, chưa phân thắng bại, ông bỗng nhớ đến gánh củi nên cần phải về sớm để bán kẻo trễ. Khi ra đến bìa rừng, tìm lại gốc cây thì thấy cái cán rìu đã mục nát. Về đến nhà, thấy cảnh vật đều đã thay đổi. Sau một thời gian tìm kiếm tông tích gia đình, ông mới biết rằng ông bà cha mẹ, và vợ con của ông đã ch*t cách đây cả trăm năm! Một câu chuyện dân gian khác kể rằng : Hai chàng Lưu Thần và Nguyễn Triệu người Diễm Khê, đời Đông Hán, nhân tiết Đoan Ngọ, vào núi Thiên Thai hái lá Thu*c, gặp hai tiên nữ và ở lại. Ở trong núi được nửa năm, Lưu Nguyễn xin trở về nhà. Đến nơi thì trần gian đã qua bảy đời người. Sau đó, hai người trở lại Thiên Thai thì không còn tìm thấy dấu vết nữa. Các nhà khoa học hiện nay cũng đã có thuyết nói về sự khác nhau của thời gian. Đó là thuyết tương đối.

Vì vậy, vể mặt thời gian, đạo Phật cho rằng cuộc sống của con người dù dài hàng trăm năm cũng chỉ dài như một sát na. Sát na là đơn vị đo thời gian nhỏ nhất của Phật giáo nó chỉ bằng cái gảy móng tay hay như là một hơi thở nhẹ. Và như vậy chuỗi ngày tháng sống trong một đời người trên trần thế dưới hình hài một thân sác con người bằng xương bằng thịt thật là rất ngắn so với toàn bộ các kiếp sống của người ấy trong quá khứ và trong tương lai của họ. Và như vậy đời người thật là ngắn ngủi, còn thời gian là vô thủy vô chung, không bắt đầu và không kết thúc.

2. Lý thuyết Duyên sinh hay duyên khởi :

Trong bài kinh Nhân Duyên của bộ kinh Trung A-hàm, Phật dạy rằng: “Ai hiểu thấu được lý nhân duyên thì người đó sẽ thấy đạo”.

Nếu chúng ta nghiền ngẫm kỹ, sẽ thấy lý nhân duyên là nguồn gốc để tiến lên tinh thần Bát-nhã sau này.

Chẳng những lý nhân duyên phát sanh ra hệ Bát Nhã, mà cũng chính lý nhân duyên này phát sanh ra hệ trùng trùng duyên khởi. Trong kinh Hoa Nghiêm nói rằng: “Tất cả pháp trên thế gian liên hệ chằng chịt với nhau, lớp này đến lớp khác, đó là nhân duyên hay duyên sinh, duyên khởi”.

Đạo Phật quan niệm rằng tất cả mọi sự vật trên trần thế và trong vũ trụ này đều do các duyên tạo nên mà thành. Ai nghiên cứu Phật giáo cũng đều biết rằng tinh hoa của Phật pháp chỉ tụ tại một điểm này. Ðó là duyên khởi, cũng gọi là duyên sinh hay nhân duyên sinh. Lời Phật dạy không lỗi thời. Từ hơn hai ngàn năm trăm năm tới giờ, những lời Phật dạy đều là chân lý, là sự thật. Ví dụ Phật dạy các pháp do nhân duyên sinh, ngày nay có ai bác được lý này không? Mọi sự thành công thất bại đều do nhân và quả. Nhân tốt sẽ được quả tốt là thành công, nhân xấu bị quả xấu là thất bại. Đó là lẽ thật không chối cãi được. Như có hai hạt đỗ, một hạt để trên bàn, một hạt vùi xuống đất ẩm.

Do có duyên đất ẩm, hạt đỗ nảy mầm, rồi do duyên vun trồng chăm sóc của người nông dân, do có duyên gặp nước và ánh nắng mặt trời, hạt đỗ trưởng thành thành cây, ra hoa kết quả. Còn hạt đỗ để trên bàn không có đủ duyên như đất ẩm, nước, ánh nắng mặt trời và công chăm sóc thì không trở thành cây và ra hoa kết quả được. Mọi vật trên đời đều do duyên tạo nên: Một quyển vở mà ta viết cũng là do nhiều duyên tạo thành như phải có các cây có chất sợi được bàn tay con người đưa về, gia công bằng công nghệ gồm tri thức của người sáng tạo, máy móc, điện, nước, sức nóng mới thành bột giấy rồi seo ra giấy, tiếp theo là đóng thành quyển vở. Nếu không có những duyên trên thì không thành quyển vở. Ngôi nhà cũng vậy, nếu tách bỏ các duyên hợp thành ngôi nhà như gạch, cát, đá, thép, gỗ, xi măng, công thợ và người thiết kế thì không thành ngôi nhà được. Con người cũng vậy, con người là do các duyên như tinh cha huyết mẹ và thần thức hợp lại nên thành thai và được nuôi dưỡng bằng tứ đại qua thức ăn, nước uống, hơi thở và sức ấm của người mẹ. Đến khi lớn lên, già bệnh rồi ch*t, thân tứ đại rã rời, không còn con người ta nữa. Như vậy, tất cả cái gì mà ta thấy hiện hữu đều không có tự thể, nghĩa là tự nó không có, mà đều do các duyên hợp lại mà thành, khi không còn duyên nữa thì nó không còn tồn tại nữa.

Tất cả những ví dụ trên mới chỉ là lớp nhân duyên thứ nhất. Lớp thứ hai, ví dụ người ta hỏi người thợ mộc làm nhà rằng gỗ, bào, đục, đinh từ đâu có? Nếu hỏi nguyên liệu để làm giấy từ đâu mà có, thì phải xét đến nhiều duyên mới hợp thành các loại cây có sơ sợi, phải có nhiều duyên mới hình thành cỗ máy làm giấy. Và nếu xét đến cùng thì sự liên hệ đó trùng trùng điệp điệp, không thể nào nói một hai chặng mà hết được. Vì vậy mà gọi là trùng trùng duyên khởi. Đã là trùng trùng duyên khởi thì giữa chúng ta và mọi người, mọi sự vật đều có liên hệ với nhau.

Con người ta có áo mặc, có cơm ăn, có xe cộ đi lại, thì phải liên hệ với biết bao nhiêu người làm ra những thứ ấy. Trên thế gian này vạn vật đều tương quan, con người hay nói chung là chúng sinh đều tương quan, vì vậy người ta ai cũng đều mang nợ nhau hết, ai cũng có công đóng góp cho mình. Do đó mọi người không tách rời nhau được. Vì thấy được sự liên hệ trùng trùng duyên khởi, nên với tâm Bồ Tát, mọi người đều là ân nhân của mình.

3. Vô ngã (không có cái ta):

Chính vì mọi sự vật là do duyên khởi, kể cả con người, nên không có những cái duyên ấy kết hợp thì không còn cái ta (ngã) nữa. Vì vậy tất cả là

4. Vô thường:

Ngoài ra sự vật và con người hay nói rộng ra thế giới và chúng sinh còn chịu sự thay đổi liên tục theo thời gian theo từng sát na, mỗi giờ một khác, mỗi ngày một khác, không bao giờ đứng yên một chỗ, không bao giờ không thay đổi. Đó là lẽMọi sự vật trong thế giới này cũng thế, cũng phải chịu biến đổi theo thời gian. Những công trình kiến trúc lịch sử nguy nga từ nhiều thế kỷ trước cũng phải chịu biến đổi theo năm tháng, bản thân nó hoặc sẽ bị đổ vỡ hoặc bị chiến tranh tàn phá hoặc bị chôn vùi dưới đất sâu. Những đồ vật ta dùng hàng ngày từ quần áo mặc, cái bàn để ngồi viết, cái bát để ăn cơm cũng chịu biến đổi theo quy luật 5. Học thuyết Tính Không trong Bát Nhã Tâm kinh:

Nói rõ ra, tất cả mọi sự vật trong đó gồm cả thế giới, chúng sinh, con người, đều là Vì đã do nhân duyên sinh, nên cả thế giới và chúng sinh hay con người đều không có thực thể, hay nói khác đi là không có tự thể, không tự mình mà có, thảy đều Hiểu rõ giáo nghĩa

Phật giáo sở dĩ khác với các thần giáo ở một điểm này. Và ai đã thừa nhận luật duyên khởi hay nhân duyên thì không thể nào thừa nhận một đấng tạo hóa sáng thế nữa. Người đó trên hình thức, dù có theo đạo Phật hay không theo đạo Phật, cũng đã là Phật tử trên bình diện tư tưởng rồi. Ngược lại, dù là tăng sĩ, nhưng không thông suốt duyên khởi, luật luân hồi thì đó cũng chỉ là ngoại đạo trá hình. Nói thế, cốt để nhấn mạnh vai trò chủ đạo, vai trò tiên quyết của lý nhân duyên, hay duyên khởi, luật luân hồi trong toàn bộ giáo pháp Phật. Không có duyên khởi, không có Phật giáo, cũng như không có Bát nhã thì không có Ðại thừa, như đã khẳng định ngay trong câu mở đầu.

Khi đã thừa nhận duyên khởi thì đương nhiên phải thừa nhận hai hệ luận gắn liền với duyên khởi, đó là

Nhưng cần phải nói thêm, phần trên đây chỉ trình bày những giáo lý cơ bản của đạo Phật để minh chứng cho phần luận giải Bát Nhã Tâm Kinh, chứ không thể nào để cập đến hết mọi giáo lý của đạo Phật. Để đi sâu vào một số giáo lý khác, rất có thể sẽ được trình bày trong phần tìm hiểu nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/nhung-giao-ly-co-ban-de-tim-hieu-bat-nha-tam-kinh-d9902.html)

Tin cùng nội dung

  • Những điều bạn biết về người đàn ông mình yêu thương sẽ giúp bạn thấu hiểu chàng tốt hơn và giúp cả hai bạn xây dựng lòng tin trong mối quan hệ của chính mình.
  • Mỗi ngày ăn 3 bữa cháo với rất nhiều thịt, cá, tôm, cua và các loại củ quả nhưng con chị Trang (Cầu Diễn) hơn 5 tháng không lên được lạng nào. Đưa con đi khám chị té ngửa khi BS kết luận thiếu chất.
  • Cường giáp (còn gọi là cường năng tuyến giáp) là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone (nội tiết tố) thyroxine trong cơ thể. Tình trạng cường giáp có thể làm tăng tốc đáng kể quá trình trao đổi chất trong cơ thể, gây nên hiện tượng giảm cân đột ngột, làm tim đập nhanh hoặc không đều, gây đổ mồ hôi và các triệu chứng căng thẳng hoặc khó chịu khác.
  • Suy giáp (còn gọi là thiểu năng tuyến giáp hay nhược năng tuyến giáp) là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ một vài loại hormone (nội tiết tố) quan trọng cho cơ thể.
  • Bệnh gút (gout, hay bệnh thống phong) là căn bệnh đặc trưng bởi cơn đau dữ dội và bất ngờ, sưng tấy và đau khi ấn lên các khớp xương, thường là khớp ngón chân cái. Bệnh gút, một dạng phức tạp của viêm khớp, có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Đàn ông thường bị nhiều hơn, nhưng phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh sau khi mãn kinh.
  • Viêm mạch là tình trạng viêm của các mạch máu. Viêm mạch gây ra các thay đổi trên thành mạch máu, bao gồm dày lên, suy yếu, chít hẹp và sẹo hóa.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Ung thư tụy là ung thư bắt nguồn từ tụy. Có nhiều loại ung thư tụy, tùy vào loại tế bào ung thư mà diễn tiến và triệu chứng hoàn toàn khác nhau. Loại thường gặp nhất, chiếm trên 90%, là ung thư biểu mô ống tuyến tụy
  • Ung thư phổi là nguyên nhân gây Tu vong do ung thư hàng đầu tại Hoa Kỳ ở cả nam và nữ. Số người ch*t vì ung thư phổi hàng năm nhiều hơn tổng số người ch*t vì ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, vú và buồng trứng.
  • Tinh hoàn là cơ quan chuyên sản xuất hormone Sinh d*c nam và tinh trùng, quan trọng cho việc sinh sản nằm trong bìu ngay dưới D**ng v*t. Mặc dù ung thư tinh hoàn là khá hiếm so với các loại ung thư khác, nó là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 15 đến 34
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY