Dân số luôn được coi là một trong những vấn đề quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Theo đó, công tác DS-KHHGĐ là nội dung rất quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa về văn hóa, xã hội, là yếu tố phát huy nguồn lực con người, góp phần phát triển bền vững…
Nghị quyết hội nghị lần thứ 6 ban chấp hành trung ương khóa xii (nghị quyết số 21-nq/tw) khẳng định: dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển đất nước. công tác dân số là nhiệm vụ có tính chiến lược, vừa cấp thiết, vừa lâu dài, là sự nghiệp của toàn đảng, toàn dân. một trong những quan điểm chỉ đạo quan trọng được nghị quyết đưa ra là tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình (khhgđ) sang dân số và phát triển. việc chuyển trọng tâm này nhằm giải quyết toàn diện các vấn đề dân số với các nội dung cụ thể: duy trì mức sinh thay thế; giảm khi sinh; tận dụng cơ cấu dân số vàng; thích ứng với quá trình già hóa dân số; điều chỉnh phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số.
Có thể khẳng định, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác dân số, nhiều văn bản, chính sách đã được ban hành nhằm đưa ra những định hướng chỉ đạo về lĩnh vực này. Bên cạnh hậu quả của chiến tranh, thiên tai thì việc đông con cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng nghèo đói. Dân số gia tăng nhanh, các nguồn lực vật chất nuôi sống con người sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng, gây khó khăn lớn cho gia đình, xã hội. Nhà nước không có đủ nguồn lực để hỗ trợ kịp thời khi dân số tăng quá nhanh dẫn đến tình trạng các hộ nghèo không có đủ tiền chi phí cho việc học hành, chữa bệnh, khó có đủ điều kiện nuôi dạy con phát triển toàn diện và thành đạt. Từ đó, dẫn đến nạn thất học, bỏ học của trẻ em các lứa tuổi và tình trạng ốm đau bệnh tật của người dân kéo dài...
Tranh tuyên truyền về công tác dân số
Hiện ở nước ta (đặc biệt là các khu vực nông thôn, các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số) vẫn còn lạc hậu, họ quan niệm rằng phải có con trai nối dõi tông đường. thậm chí, nhiều gia đình còn có tư tưởng là việc đông con, nhiều cháu thì sẽ có thêm sức lao động để tăng thu nhập.
Tuy nhiên, thực tế, phần đông các gia đình đông con thường là hộ nghèo. vì nghèo nên không có điều kiện nuôi dạy con cái đầy đủ. tỷ lệ hộ nghèo phát sinh tại nhiều địa phương từ đó cũng gia tăng, gây áp lực lớn đối với việc thực hiện – xã hội và nảy sinh nhiều hệ lụy khác.
Trong những chuyến công tác tại một số khu vực miền núi tại các tỉnh phía Bắc, tôi đã từng chứng kiến nhiều gia đình, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa sinh rất nhiều con, từ 3 con trở lên, thậm chí có gia đình 7 – 8 người con. Đông con không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, mà còn tác động không nhỏ đến người mẹ cũng như khiến việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ gặp rất nhiều khó khăn.
Tôi đã từng chứng kiến, với mong muốn có con trai một gia đình quyết định sinh đứa con thứ 4 khi người phụ nữ ấy đã ở tuổi 45. trước đó, gia đình đã có 3 con gái. sinh con muộn khiến sức khỏe của chị suy giảm. còn người chồng, vì muốn đảm bảo kinh tế dể nuôi các con nên hàng ngày phải ngược xuôi với nghề bốc vác thuê, còn vợ ở nhà làm ruộng, quán xuyến việc nhà, trông con. quanh năm "đầu tắt mặt tối" là vậy, nhưng vì đông con nên vợ chồng họ chật vật chạy ăn từng bữa, lũ trẻ càng không được chăm lo tới nơi, tới chốn. nhìn thấy từ việc sinh nhiều con, sinh dày là sau hơn chục năm ra ở riêng, cuộc sống gia đình họ vẫn luẩn quẩn, chưa biết bao giờ mới thoát khỏi cái nghèo.
Có thể thấy, việc sinh nhiều con đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người dân, khiến họ cứ mãi luẩn quẩn trong đông con - nghèo đói - đông con mà không tìm được lối ra. và hiển nhiên, con cái họ không được chăm sóc đầy đủ, không được học hành… rồi cũng rất có thể lại rơi vào cái vòng luẩn quẩn như cha mẹ chúng trước đây. thiết nghĩ, muốn xóa đói giảm nghèo một cách triệt để cũng cần thực hiện hiệu quả các chính sách về dân số cho người dân. trong đó, việc quan trọng cần làm là tuyên truyền, vận động thay đổi nhận thức, tư tưởng của người dân, nhất là những hộ nghèo về thực hiện kế hoạch hóa gia đình theo đúng chính sách dân số. bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức, thực hành về bình đẳng giới; đẩy mạnh truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi nhằm giảm thiểu khi sinh. tạo chuyển biến rõ nét ở những vùng có tỉ số giới tính khi sinh cao.
Chủ đề liên quan:
chất lượng dân số chính sách an sinh hệ lụy mất cân bằng giới tính nối dõi tông đường phong tục tập quán sinh nhiều con xóa đói giảm nghèo