Tâm sự hôm nay

“Quyền được Ch?t”, có nên không?

Tôi có hai người thân, một người qua đời cách đây hơn 5 năm, một người vừa nằm xuống chưa đủ 35 ngày. Cả hai đều bị bệnh hiểm nghèo...
Tôi có hai người thân, một người qua đời cách đây hơn 5 năm, một người vừa nằm xuống chưa đủ 35 ngày. Cả hai đều bị bệnh hiểm nghèo, tiên liệu của bác sĩ trước khi họ mất mấy tháng đều là sẽ không qua khỏi và bệnh của họ theo lịch sử y học thì đều rất đau đớn trước khi Ch?t. Vì họ là người thân nên tôi chứng kiến những ngày tháng cuối cùng và nhiều lúc không chịu nổi cảnh nhìn họ đau đớn. Một trong hai người đã phải dùng Thu*c giảm đau liều cao nhất, mà vẫn đau, đau cho đến trước khi vĩnh viễn ra đi.

Chữa bệnh đã tốn kém cơ man tiền của công sức. Mà loại bệnh thì, theo lịch sử y khoa là loại dù có chữa đến mấy sự sống cũng chỉ kéo dài không được bao lâu. Dân gian coi ai mắc bệnh này là nhận án tử. Chính người bệnh cũng nghĩ như vậy. Nhưng, đại gia đình chúng tôi, kể cả những người có nghĩa vụ trực tiếp chăm sóc ngày đêm, luôn “toát mồ hôi” về mọi phương diện (tiền bạc, thời gian, sức lực) đều không ai nghĩ và không dám nghĩ đến chuyện mong cho người bệnh được Ch?t. Chỉ đôi lúc, trong đầu vẳng lên câu cầu nguyện với đấng linh thiêng rằng: “nếu Đấng thấy người của con cần được yên nghỉ thì Đấng gọi về, xin Đấng không bắt người của con phải chịu đớn đau tột bậc thế kia...”.

Đấng linh thiêng thì có thể không giúp gì, nhưng ở đâu đó trên thế giới và giờ đây ở ta, mọi người đang bàn đến “quyền được Ch?t”. Có nghĩa là, khỏi phải cầu, nếu muốn đã có luật cho phép. Vậy mà, tôi lại thấy, không nên có một đạo luật như vậy mặc dù, có một khía cạnh mang tính nhân văn: giải thoát cho những người bệnh không còn hy vọng sống và đang tồn tại với những cơn đau bất tận kinh người... Tôi không muốn bởi vì:

1/ Ch?t, thuộc về quyền của tạo hóa, chỉ có tạo hóa mới có quyền này, phải chắc chắn thế thì xã hội mới tồn tại trên cơ sở của đạo đức.

2/ Việt Nam chưa có đủ những điều kiện cần thiết để công nhận “quyền được Ch?t”. Chúng ta có phong tục tập quán và truyền thống lâu đời luôn tôn trọng và đề cao quyền được sống và đạo đức sống trong đó coi việc chăm sóc người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, con, cháu...) là một nghĩa vụ không thể trốn tránh. Đó là nền tảng xã hội. Cha mẹ sinh con ra, nuôi con (không chỉ đến 18 tuổi như các nước phương Tây), có người hy sinh cả cuộc đời mình cho con ăn học, cho con trưởng thành, coi đó là nghĩa vụ tự nhiên, không cần ai quy định cũng phải thi hành. Ngược lại, con cháu khi ông bà cha mẹ về già, dù có bệnh tật đến đâu cũng không được bỏ mặc. Nếu làm khác thế rất khó coi với làng nước, xã hội. Từ đó, mặc nhiên, ông bà cha mẹ anh em... ruột thịt khi bị ốm đau, dù nặng đến mấy cũng tin tưởng rằng, chỉ có Đấng tối cao mới chấm dứt cuộc sống của họ, ngoài ra không ai có thể làm thế, không ai lấy quyền gì được làm thế.

Có người cho rằng, ngày nay tình cảm sâu nặng gia đình như tôi trình bày ở trên đã phôi pha rất nhiều và giả sử nếu chính người bệnh vì yêu người thân, không muốn cho người thân khốn khổ vì mình nên xin được Ch?t thì sao? Xin thưa rằng, tình trạng phôi pha đạo đức gia đình (nếu có) thì cần ngăn chặn lại, cần tiếp tục gia cố nó và ít nhất không có thêm một động thái nào (ví dụ ban hành Luật về Quyền được Ch?t) để cái nền tảng đạo đức xã hội có thể bị đe dọa. Bạn hãy nghĩ, nếu luật đó được áp dụng có thể xuất hiện tình trạng gia đình người bệnh sẽ trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng người bệnh, khuyến khích hành vi bất hiếu trong xã hội.

Lại có những kẻ, vì muốn chiếm đoạt tài sản của người bệnh mà âm mưu để người bệnh Ch?t sớm, kẻ đó sẽ lợi dụng để tiến hành một cách tinh vi Gi*t người có chủ ý mà không sợ bị trừng phạt... Chưa kể, với một số trường hợp người bệnh có thể hồi phục ngoài dự đoán của y học và như thế bác sĩ (và thân nhân, người ký đồng ý cho bác sĩ thực hiện việc đình chỉ sự sống) sẽ vô tình mà lại hại người. “quyền được Ch?t” còn có thể dẫn tới tình trạng nhiều người bệnh sẽ giảm đi ý chí, mất niềm tin vào cuộc sống, không vun đắp ý chí chữa bệnh đến cùng và với bác sĩ, có thể làm suy yếu, phá hỏng truyền thống y khoa. Ngoài ra, biết đâu lạm dụng quyền này sẽ có người bệnh cho rằng mình đằng nào cũng Ch?t sẽ vay mượn một khoản lớn tiêu xài hay làm vốn cho ai đó rồi tự chọn cái Ch?t (dù bệnh có thể chữa khỏi) để trốn tránh những khoản nợ đó.

Không chỉ với kinh nghiệm bản thân vừa mới trải qua, mà kể từ khi theo dõi cuộc tranh cãi về “quyền được Ch?t” từ nhiều năm nay trên thế giới, tôi thấy nhiều ý kiến cho rằng cái Ch?t tự nhiên (do tạo hóa bắt buộc/ban tặng) là cái Ch?t mang ý nghĩa đạo đức nhất cho cả người bệnh và người chữa bệnh. Không một ai dám chắc là mình sẽ Ch?t vào ngày ấy giờ ấy, kể cả là có thầy bói giỏi. Đó là một bí mật, chỉ có tự nhiên mới giải mã. Và cố gắng giải mã bí mật đó là một ý nghĩa đạo đức. Vì thế nên các nhà khoa học ra sức nghiên cứu về Thu*c để chữa bệnh, kéo dài sự sống, người bệnh ra sức chữa bệnh để có thời gian chiêm nghiệm về cuộc đời, về những gì đã đến và đi qua bản thân mình, để thân nhân người bệnh cũng như toàn xã hội trở nên một mối dây nhân ái. Tôi đã thấy, đã nghe không ít trường hợp người bệnh tha thiết bày tỏ muốn Ch?t để khỏi đau đớn, hay khỏi chứng kiến sự lạnh lùng, thiếu tình cảm của thân nhân, nhưng rồi họ thay đổi ý kiến khi Thu*c giảm đau có tác dụng, hay thân nhân niềm nở, gần gũi. Sự tha thiết muốn Ch?t kia của họ chỉ là nhất thời, trong một khoảnh khắc nào đó. Vậy nếu, một mũi tiêm, tiêm đúng vào cái khoảnh khắc đó thì thế giới đã mất đi một sinh mạng, gia đình đã mất đi một người thân. Tôi đã biết một trong số những người có khoảnh khắc muốn Ch?t ấy, khi họ khỏe lại, họ tha thiết sống, họ đã viết những tác phẩm cuối cùng có giá trị. Còn một số người khác thì thay đổi hành vi, trước đó họ là người khắc nghiệt, nhưng sau khi khỏe lại, “từ cõi Ch?t trở về” họ đã sống khác xưa: hài hòa hơn, bác ái và nhân hậu hơn...

Nếu “quyền được Ch?t” được luật hóa, hãy để nó thực hiện trong giai đoạn khác, thời gian khác tại nước ta, giai đoạn mà nhận thức về quyền này của xã hội Việt Nam là đầy đủ, là không thể bị lạm dụng.

Nhà văn Trần Thị Trường

Mời tham gia Diễn đàn “quyền được Ch?t”

Việc Vụ Pháp chế, Bộ Y tế đề xuất bổ sung “quyền được Ch?t” vào Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi thu hút sự quan tâm của dư luận với nhiều ý kiến trái chiều. Năm 2005, khi xây dựng Bộ luật Dân sự, có ý kiến đề nghị những người mắc bệnh hiểm nghèo, y học bó tay có thể có quyền được “an tử”. 10 năm sau, khi xây dựng Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi, lại có những ý kiến đề xuất đưa “quyền được Ch?t” vào Bộ luật Dân sự. Ðể rộng đường dư luận, báo Sức khỏe&Ðời sống mở Diễn đàn “quyền được Ch?t”, kính mời bạn đọc, các chuyên gia, các học giả tham gia đưa ý kiến của mình cho một đề xuất luật đầy tính nhân văn rất sát sườn người dân nhưng rất khó trong quản lý cũng như trong việc thay đổi quan niệm văn hóa này.

Bài viết đóng góp cho diễn đàn xin gửi về hòm thư: bandientuskds@gmail.com, banthukysk@gmail.com hoặc gửi theo đường bưu điện về báo Sức khỏe&Ðời sống, Bộ Y tế, 138A Giảng Võ, Ba Ðình, Hà Nội (ghi rõ bài tham gia diễn đàn “quyền được Ch?t”).

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-quyen-duoc-chet-co-nen-khong-14908.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY