Khoa học hôm nay

Những “kẻ khổng lồ” trong thế giới côn trùng

Trong suy nghĩ của nhiều người, côn trùng là những loài động vật không xương sống có kích thước từ rất nhỏ đến cực nhỏ. Tuy nhiên, cũng giống như thế giới con người, trong thế giới của hàng triệu loài côn trùng khác nhau cũng đang tồn tại những “kẻ khổng lồ” của riêng chúng.

Dưới đây là danh sách 7 loài côn trùng “khổng lồ” trong thế giới hoang dã từng được con người ghi nhận.

1. Bọ cánh cứng Titan

Bọ cánh cứng Titan

Cho đến nay, bọ cánh cứng titan là loài côn trùng cánh cứng lớn nhất từng được biết đến sinh sống trong rừng mưa amazon nam mỹ. nó cũng là một trong những loài côn trùng có kích thước lớn nhất thế giới.

Một con bọ cánh cứng Titan trưởng thành có chiều dài cơ thể lên đến 16,7 cm. Nếu tính cả độ dài của đôi râu, chiều dài cơ thể của bọ Titan có thể lên đến 21 cm.

Loài bọ này có bộ vỏ và hàm dưới rất cứng. Hàm dưới của chúng có thể cắt đứt một chiếc bút chì loại tốt và có thể cắn xuyên qua da của con người.

2. côn trùng que khổng lồ

Côn trùng que thường sinh sống trong những khu rừng tre trúc, hình dáng của chúng rất giống một que trúc. cơ thể chúng rất dài và lớn. chiều dài trung bình của loài côn trùng này khoảng từ 10 – 30 cm. con lớn nhất có thể có chiều dài lên đến 260 cm. đây là loài côn trùng dài nhất trên thế giới từng được biết tới.

Trong cuộc chiến sinh tồn, loài côn trùng này rất giỏi ngụy trang. khi chúng đậu trên một cành cây hoặc môt cành trúc thì trông chúng chẳng khác gì một cành cây khô. khi gặp nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, màu sắc của chúng sẽ trở nên đậm hoặc nhạt hơn.

3. Dế Weta

Dế weta cũng là một trong những loài côn trùng có kích thước “khổng lồ”. không tính chiều dài của chân và râu, thân hình của mỗi con dế weta đã dài 10 cm. trọng lượng của chúng có thể lên tới 70-80 gam, lớn hơn ruồi nhặng từ 100 – 150 lần.

Điều đặc biệt của loài dế này là suốt 200 trăm triệu năm chúng gần như không có chút tiến hóa nào. Hình dáng của chúng gần như được giữ nguyên vẹn cho đến hiện tại.

Loài dế Weta cũng được các nhà sinh vật học xếp vào những loài hung hãn nhất thế giới. Chúng có thể đánh đuổi cả chuột và cắn cả người. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra khi chúng cảm thấy bị uy hiếp.

4. Bọ Goliath

Dù là kích thước hay trọng lượng, bọ Goliath vẫn đáng mặt là một trong những loài côn trùng. Bọ Goliath sinh trưởng chủ yếu ở châu Phi. Một con đực trưởng thành có thể dài đến 10 cm, nặng 100 gam. Chúng được coi là những kẻ ăn chay triệt để trong thế giới tự nhiên. Tuy nhiên chúng lại là món ăn khoái khẩu cho chó và mèo.

5. Bướm khế

Với chiều dài cánh có thể lên đến 30 cm, bướm khế là loài bướm sâu có kích thước lớn nhất trên thế giới từng được biết tới. Nhưng cũng vì kích thước khá lớn màu sắc lại sặc sỡ, loài bướm này thường xuyên bị săn bắt làm tiêu bản.

6. Bướm nữ hoàng Alexandra

Một con bướm nữ hoàng alexandra có thể có sải cánh lên tới 31 cm, dài 8 cm và nặng 12 gam. loài bướm này chỉ phần bố trong phạm vi khoảng 100 km2 ở những khu rừng mưa thuộc ghi-nê. từ năm 1989 tới nay, loài bướm này đang phải đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng.

7. Bọ Acteon

Bọ acteon là một trong những loài bọ cánh cứng cánh cứng lớn nhất sinh sống trong những khu rừng mưa nam mỹ. một con bọ trưởng thành có thể dài 12,7 cm. giống như những loài bọ cánh cứng khác, trên lưng của loài bọ acteon mang một lớp cánh cực kỳ rắn chắc. chính vì thể hình quá lớn của chúng, bọ acteon gần như không có loài thiên địch nào.

1

Theo L.V/Vietnamnet

Link bài gốc Lấy link

https://vietnamnet.vn/khoahoc/201011/Nhung-ke-khong-lo-trong-the-gioi-con-trung-947775/index.htm

Theo L.V/Vietnamnet

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/nhung-ke-khong-lo-trong-the-gioi-con-trung/20210205075732990)

Tin cùng nội dung

  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Côn trùng cắn để lại những vết thương nhỏ nhưng chúng có thể khiến bạn Tu vong nhanh chóng khi không xử lý kịp thời.
  • Mới đây, BVĐK tỉnh Bình Định tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Xuân Hồng (46 tuổi) bị côn trùng lạ bay vào tai trái. Tại đây, các bác sĩ đã nhanh chóng nội soi, gắp ra.
  • Nếu can thiệp đúng và sớm ngay sau khi bị côn trùng đốt sẽ hạn chế được những biến chứng xấu, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng do nọc độc côn trùng gây ra.
  • Nhỏ oxy già hoặc nước ấm ngay sau khi bị côn trùng chui vào tai có thể giúp lấy được chúng ra khỏi tai.
  • Một số vết cắn của côn trùng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy và cảm giác khó chịu.
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY