Ngoài hai đặc điểm sinh học đã được nêu trên về tuổi già như giảm sút chức năng và khả năng mắc bệnh cũng như tỷ lệ Tu vong tăng theo hàm số mũ, quá trình lão hoá còn có những tính chất phổ biến như: (1) không đồng thời (heterochrone), (2) không đồng vị (hetarotope), (3) không đồng tốc độ.
Môi trường và ngoại cảnh có phần nào tham gia bên cạnh yếu tố di truyền trong cơ chế bệnh sinh. Khi điều tra về tuổi thọ của những cặp sinh đôi cùng trứng và khác trứng thì cả hai nhóm có sự khác biệt về tuổi thọ (ở mỗi cặp): chênh lệch tuổi thọ 5 năm ở các cặp sinh đôi cùng trứng so với chênh lệch 10 năm ở các cặp sinh đôi khác trứng.
Chỉ số tuổi thọ tối đa (maximum life span-MLS) của mỗi loài khác nhau. Ngay trong loài có vú, có thể khác nhau đến 30 lần (người là 100 tuổi, trong khi loài gặm nhắm từ 2-4 năm). Muốn thay đổi MLS phải tác động vào gen.
Chỉ số thời gian tỷ lệ ch*t tăng gấp đôi (mortality rate doubling time-MRDT). Ở người MRDT là 8, nghĩa là cứ sau 8 năm, tỷ lệ ch*t lại tăng gấp đôi.
Chỉ số tỷ lệ ch*t ban đầu (initial mortality rate): Thời điểm mà tỷ lệ ch*t của một loài là thấp nhất. Ở đa số loài có vú, đó là thời điểm trước dậy thì, thời điểm này, các chức năng của từng cơ quan cũng như toàn cơ thể có sự thích ứng và bù đắp cao nhất.
Chỉ số tuổi thọ trung bình: chủ yếu nói lên tác động điều kiện sống và ngoại cảnh.