Khoa học hôm nay

Những khoảnh khắc ấn tượng nhất của các loài động vật hoang dã

Thế giới động vật có vô số những khoảnh khắc ấn tượng khiến chúng ta không ngừng đặt câu hỏi về cuộc sống thú vị của chúng trong tự nhiên.

Vẻ đẹp ấn tượng của một chú báo đốm đang tắm nắng dưới ống kính nhiếp ảnh gia Kenya Clement Mwangi.
Trong suốt 2 năm quan sát những chú mèo hoang, nhiếp ảnh gia Ingo Ardnt đã tình cờ ghi lại được khuôn mặt điềm tĩnh của một chú mèo hoang trong Vườn Quốc gia Torres del Paine ở Chile.
Trong bức ảnh này, một chú báo đốm đang giúp mẹ tha một con trăn Nam Mỹ khổng lồ từ dưới sông Três Irmãos ở Brazil lên.
Trong chuyến thăm sông Nakina ở British Columbia, nhiếp ảnh gia Marion Volborn đã bắt gặp 2 mẹ con nhà gấu tiến đến gần 1 thân cây. Hóa ra là gấu mẹ chà lưng vào thân cây để gãi ngứa những chỗ nó không thể với tới và chú gấu con cũng bắt chước làm theo hành động của mẹ.
Khu Bảo tồn Sinh quyển Ría Lagartos ở bang Yucatán của Mexico là nơi tập trung đàn chim hồng hạc Caribe lớn nhất nước này. Trong ảnh là khoảnh khắc đáng yêu của mẹ con chim hồng hạc. Chú chim hồng hạc chưa tới 5 ngày tuổi này chỉ sau 1 tuần sẽ rời tổ và tham gia cùng những "người bạn đồng trang lứa" của nó.

Cảnh tượng không thể ấm áp hơn của mẹ con nhà gấu Bắc cực dưới ống kính nhiếp ảnh gia Steve Levi.

Khoảnh khắc thân thiết giữa một chú hà mã đen mồ côi cha mẹ tên là Kitui với người quản lý công viên Elias Mugambi - người đã chăm sóc chù hà mã nhỏ này.
Thoạt nhìn, nhiếp ảnh gia Stefan Christmann tưởng những chú chim cánh cụt hoàng đế này đang chăm sóc 1 quả trứng nhưng hóa ra đó là một cục tuyết. Christmann cho rằng cặp đôi chim cánh cụt này có thể đang tập làm cha mẹ khi coi quả bóng tuyết kia là một quả trứng. Chim cánh cụt hoàng đế cái thường chỉ đẻ 1 quả trứng/năm vào tháng 5 hoặc tháng 6, vì thế, nó rất cẩn thận khi chuyển quả trứng sang cho "người bạn đời" của mình - chú chim cánh cụt chịu trách nhiệm bảo vệ trứng ở một nơi an toàn giữa 2 chân của nó. Chim cánh cụt đực sẽ giữ trứng và ấp trong nhiều tháng, trong khi chim cánh cụt cái quay lại biển để tìm thức ăn.
Những chú chim cánh cụt hoàng đế đang tạo thành một quần thể có thể lên tới 25.000 cá thể. Nhiếp ảnh gia Yaz Loukhal đã chụp bức ảnh này từ một chiếc trực thăng nhằm cho thấy quần thể chim cánh cụt lớn như thế nào.

Những chú cá voi thường di chuyển thành từng tốp và "đi săn" cùng nhau. Nhiếp ảnh gia Jake Davis đã chộp được khoảnh khắc một chú cá voi lưng gù đang lặn xuống bắt cá trong khi đàn của nó bơi gần đó.

Cá thường bơi thành từng đàn để bảo vệ nhau trước những kẻ săn mồi. Trong ảnh là những dải màu sắc rực rỡ của cá bò răng đỏ ở Philippines.

Để bắt đầu lập gia đình, một số con trống phải dành được sự chú ý của đối phương. Trong ảnh là một chú chim cắt mái vừa nhận một "món quà" từ chú chim trống kế bên. Nhiếp ảnh gia Marca Valentini đã chụp lại được khoảnh khắc này tại Vườn Quốc gia Hortobágyi của Hungary.

Một con nhện vừa trở thành mồi ngon cho một chú ếch trong rừng rậm nhiệt đới của Ecuador.

Nhiếp ảnh gia người Na Uy Audun Rikardsen đã mất 3 năm để ghi lại bức ảnh kẻ săn mồi trên không - đại bàng vàng.
Khoảnh khắc tuyệt đẹp của 2 chú chim cắt đậu trên cành cây ở Valencia, Tây Ban Nha.

Theo Kiều Anh/VOV

Link bài gốc Lấy link

https://vov.vn/the-gioi/cuoc-song-do-day/nhung-khoanh-khac-an-tuong-nhat-cua-cac-loai-dong-vat-hoang-da-986147.vov

Theo Kiều Anh/VOV

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/nhung-khoanh-khac-an-tuong-nhat-cua-cac-loai-dong-vat-hoang-da/20210407084650440)

Tin cùng nội dung

  • Nhu cầu tiêu thụ về sừng tê giác ở Việt Nam và Trung Quốc đang theo cấp số nhân. Nếu vấn đề này không được giảm thiểu một cách hiệu quả thì sẽ không có cách nào để bảo vệ loài tê giác khỏi sự săn bắt và giết chóc đang ở mức cực kỳ báo động. Sự tuyệt chủng là cái kết không thể tránh khỏi.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY