Có người cho rằng: “Các Thuốc bằng cây cỏ không độc, dùng nhiều một chút chẳng việc gì”. Nói như vậy là không đúng, thông thường Thuốc có 2 tác dụng: tác dụng chính là dùng để chữa bệnh,
Có người cho rằng: “Các Thuốc bằng
cây cỏ không độc, dùng nhiều một chút chẳng việc gì”. Nói như vậy là không đúng, thông thường Thuốc có 2 tác dụng: tác dụng chính là dùng để chữa bệnh, nhưng Thuốc cũng còn có những tác dụng phụ (tác dụng không mong muốn) có hại cho sức khỏe. Do vậy, khi dùng
Thuốc đông y">
Thuốc đông y, người bệnh cũng cần phải thận trọng.
Theo lý luận Đông y
Thuốc có tính năng 4 khí, 5 vị tức là hàn, nhiệt, ôn, lương (4 loại tính dược khác nhau) và chua, đắng, cay, ngọt, mặn (5 vị đều có đường đi khác nhau). Dùng Thuốc để chữa bệnh là lấy cái thiên lệch của Thuốc để chữa cái thiên lệch của cơ thể con người do bệnh tật gây ra. Vì vậy, không thể có một thứ dược phẩm nào chỉ có trăm điều ích, không có một điều hại. Ví dụ như cam thảo là một vị Thuốc đi đến được 12 kinh, là vị Thuốc làm tá sứ rất bình hòa trong Đông y, nó có tác dụng bổ trung ích khí, giải độc, xua đờm, có thể chữa các bệnh thuộc loại khí ở giữa không đủ, ho nhiều đờm, ung nhọt độc, nhưng nếu uống lâu dài cũng sẽ dẫn đến tình trạng bụng khó chịu, dạ dày trướng, không muốn ăn. Nhân sâm là vị Thuốc có công dụng đại bổ nguyên khí, bồi dưỡng dạ dày, sinh tân dịch, có thể điều trị các chứng khí huyết hư tổn, tiêu khát (đái tháo đường), tân dịch bị tổn thương, tim loạn nhịp hồi hộp, mất ngủ, sức khỏe sa sút; nhưng những người thể trạng dương rất cao, thực nhiệt ngoại cảm, uống vào thì càng dễ “bốc hơi”, có thể dẫn đến phiền táo, buồn bực không yên, chảy máu mũi. Vì vậy, một vị danh y đời Thanh là Từ Đại Xuân cho rằng dùng nhân sâm không đúng sẽ gây tai họa. Hoàng liên là vị Thuốc quan trọng để tả hỏa giải độc, làm sạch nhiệt, táo và thấp; có thể chữa các bệnh thấp, ôn, nhiệt; bệnh lỵ do nhiệt và đau bụng; tim cồn cào, nôn mửa; mắt đau sưng, ung nhọt lở độc; nhưng nếu dùng lâu dài thì cũng gây ra đau dạ dày, chán ăn. Điều này y học phương Đông gọi là nguyên nhân “do đẳng và hàn hại đến tì vị”. Vì vậy, người bệnh rất cần biết một số kiến thức về kiêng kỵ trong sử dụng
Thuốc đông y.
Một số nguyên tắc kiêng kỵ
- Đau bụng đi tướt: Kiêng dùng quả ngưu bàng, tri mẫu, thiên hoa phấn, chi tử (quả dành dành), sinh địa, tử thảo, sơn đậu căn, lô hội, binh lang (hạt cau), trúc lịch (nước ép ở đọt tre), hoàng dược tử, bá tử nhân, mật ong, nhục thung dung, cùi hồ đào, tỏa dương, đương quy, thục địa, thủ ô, a giao, thiên đông, hoàng tinh, bách hợp, câu khởi tử, quả dâu, hạn liên thảo, trinh nữ tử, miết giáp (ba ba), vừng đen.
- Tì vị hư hàn, cần thận trọng khi dùng thạch cao, tri mẫu, thiên hoa phấn, hoàng cầm, hoàng bá, long đảm thảo, khổ sâm, sinh địa, huyền sâm, đại thạch diệp, thanh đại, sơn đậu căn, lô hội, chỉ thực, xuyên luyện tử, hoàng dược tử, từ thạch, mạch môn đông, thiên môn đông, hạn liên thảo, quy bản (mai rùa), ba ba.
- Ra mồ hôi trộm: kiêng dùng ma hoàng.
- Tăng huyết áp, kiêng dùng ma hoàng, thận trọng trong việc dùng dương kim hoa.
- Người có bệnh về động mạch vành, tim đập quá nhanh, kiêng dùng ma hoàng.
- Khi bị nôn, kiêng dùng thương nhĩ tử, hoàng dược tử, hoàng liên (nếu là hư hàn).
- Ăn uống không biết ngon miệng (chán ăn), kiêng dùng chi tử, hoàng cầm, huyền sâm, sơn đậu căn, lô hội, phòng kỷ, a giao và ba ba.
- Các chứng xuất huyết: Kiêng dùng quế chi (nhiệt mạnh) nha đảm tử (xuất huyết dạ dày và ruột), nhục quế (huyết nhiệt), tam thất (trường hợp âm hư có nhiệt), xuyên khung, tạo giác (bồ kết) khạc ra máu, lộc nhung (nhung hươu – nếu là dương nhiệt).
- Các chứng huyết hư: Kiêng dùng cào bản, thương nhĩ tử, ngân tử hồ, toàn hạt.
- Trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ, kiêng dùng đại hoàng, phan tử diệp, mạch nha.
- Thời gian hành kinh, cẩn thận trong việc dùng quế chi, đại hoàng, phan tử diệp.
- Khi kinh nguyệt ra quá nhiều, cẩn thận trong khi dùng đan bì, xuyên khung, tam lang, nga truật, ngưu tất.
- Khi bị thong manh mắt, kiêng dùng thạch dương tử, dương kim hoa, thục địa.
- Khi đầy bụng: Kiêng dùng sinh địa, hoài sơn, đại táo, đường mạch nha, mật ong, đương quy, thục địa, cùi long nhãn, hoàng tinh, kha tử.
- Khi bị thũng nước do tỳ hư, kiêng dùng nha đảm tử, hoàng dược tử, chu sa, đại phong tử.
- Sốt do cảm hàn bên ngoài, kiêng dùng địa cốt bì, ngân tử hồ, dương kim hoa, hoàng kỳ, đông trùng hạ thảo, thạch môn đông, hạt ngũ vị, ô mai, ngũ bội tử, rễ ma hoàng, kha tử.
- Người hư nhược (gầy yếu) cẩn thận trong khi dùng cam toại, đại kích, nguyên hoa, ba đậu, thiên kim tử, uy linh tiên, dương kim hoa, thường sơn, đảm phàn, lê lô, minh phàn, ban miệu.
- Người khí hư, kiêng dùng thanh bì, hạt cải củ.
- Da dễ bị dị ứng, kiêng dùng hạt cải trắng.
- Viêm loét dạ dày, cần thận trọng khi dùng viễn chí, tạo phân.
- Chứng thực, chứng nhiệt kiêng dùng nhân sâm.
- Phụ nữ có thai kiêng dùng đan bì, thận trọng khi dùng quế chi, tê giác, ngưu bàng, mộc thông, thông thảo, hạt đông quỳ, gừng khô, chỉ thực, dương kim hoa, đại giả thạch, băng phiến, quy bản, xích thạch chi, xạ can, đại hoàng, mang tiêu, phan tả diệp, lô hội, cam toại, ba kích, nguyên hoa, ba đậu, quả khiên ngưu, thương lục, thiên kim tử, cù mạch, phụ tử, ô đầu, bồ hoàng, nhu hương, một dược, tam lăng, nga truật, hổ tượng, đào nhân, ngưu tất, xuyên sơn giáp.- Người bị bệnh thận kiêng dùng thu thạch.
BS. Nguyễn Đức Lê