Nhiều người có thói quen uống một cốc nước trước khi đi ngủ mà không biết nó có ảnh hưởng không tốt với cơ thể. Uống nước quá sát giờ ngủ sẽ khiến bạn khó ngủ hơn, gây gián đoạn giấc ngủ vì bạn có thể sẽ phải dậy để đi vệ sinh nhiều lần trong đêm.
Hơn nữa, vào ban đêm, thận hoạt động chậm hơn. Uống nước vào lúc này đồng nghĩa với việc ép thận phải làm việc. Rất nhiều người gặp hiện tượng chân và mặt bị sưng phù vào sáng hôm sau vì uống nước vào buổi tối trước khi ngủ.
Chúng ta đều biết, 70% trọng lượng cơ thể là nước. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh. Do đó, uống đủ nước là hết sức cần thiết.
Đợi đến khi khát mới uống nước là một sai lầm. Khi có cảm giác khát có nghĩa là cơ thể bạn đang "gào thét" vì bị mất nước rồi. Việc uống qusa ít nước khiến cơ thể không thể chuyển hóa được các chất độc, chất cặn bã trong cơ thể, dễ gây ra những tổn hại cho cơ quan nội tạng.
Ngược lại, uống nhiều nước cũng chưa chắc đã tốt. Việc này làm tăng gánh nặng cho thận, khiến các ion natri trong cơ thể dễ dàng được giải phóng, nước trong cơ thể dễ xâm nhập vào tế bào hơn gây ra tình trạng ngộ độc nước. Trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới nguy hiểm tính mạng.
Uống nước vừa đủ là tốt nhất. Theo các chuyên gia, nhu cầu về nước mỗi ngày của một người trưởng thành là 2,5 lít. Trong đó, có khoảng 1 lít nước được thu từ các loại thực phẩm mà chúng ta ăn và 1,5 lít nước uống (bao gồm nước lọc, sữa, nước trái cây...). Tuy nhiên, lượng nước cần nạp vào cơ thể của mỗi người là khác nhau phụ thuộc vào thể trạng và hoạt động hàng ngày.
Tuy nhiên, đây là một sai lầm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa. Nước sẽ pha loãng dịch vị dạ dày để tiêu hóa thức ăn, đồng thời làm tăng lượng insulin trong cơ thể và tích tụ chất béo. Do đó, tốt nhất bạn nên hạn chế uống nước khi ăn.