Khoa học hôm nay

Những loài cá, ếch kỳ lạ có thể sống mà không cần nước

Một số động vật khiến con người kinh ngạc vì khả năng sống sót tuyệt vời ở môi trường khô hạn, vô cùng khắc nghiệt trong tự nhiên suốt thời gian rất dài, đặc biệt là những loài thường được cho là gắn với môi trường nước như cá và ếch.

Miền nam châu phi thường hứng chịu các đợt hạn hán nghiêm trọng. đối với hầu hết các loài cá, việc ra khỏi môi trường nước gần như là án tử, ngoại trừ một loài cá có tên gọi là cá phổi.

Cá phổi phát triển một dạng phổi thô sơ, giúp chúng tiếp nhận oxy trực tiếp từ không khí. Chúng lẩn trốn khỏi tình trạng gia tăng sức nóng bằng cách đào hang, ẩn mình dưới bùn.

Cá phổi ăn bùn trong quá trình đào hang, rồi thải loại chúng ra ngoài thông qua mang. sau khi đã đào được một "phòng ngủ", chúng tiết ra một loại nước nhầy bao phủ khắp cơ thể. chất này là một loại da tự nhiên giống như cái kén con tằm giúp chúng giữ ẩm cho tới khi có nước. khi chất nhầy này khô đi, nó hình thành một lớp vỏ bảo vệ cá khỏi trận hạn hán.

Cá phổi châu Phi

Khi tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn, cá phổi bắt đầu kích hoạt trạng thái ngủ hè. các thay đổi trong các chức năng S*nh l* cho phép loài cá này làm chậm lại quá trình trao đổi chất của nó tới mức chỉ còn không tới 1/60 của mức trao đổi chất thông thường và các chất thải gốc protein được chuyển hóa từ amôniắc thành dạng ít độc hại hơn là urê (thông thường, cá phổi bài tiết chất thải gốc nitơ dưới dạng amôniắc trực tiếp vào trong nước).

Nhiều nghiên cứu cho thấy, cá phổi châu phi có thể chịu đựng trong hai năm không có nước.

Trong khi đó, miền trung australia cũng phải đối mặt với tình trạng hạn hán kéo dài. tuy nhiên, dưới các lòng sông khô cạn vẫn là nơi dung chứa sự sống. loài ếch sa mạc có thể chống chịu tình trạng thiếu nước tới 7 năm. chúng biến đổi da thành lớp rào cản thoát nước, giúp bản thân không bị ch*t khô.

Ở phía trên mặt đất, nỗ lực tìm kiếm nước vẫn tiếp tục. thằn lằn quỷ gai có thể sống sót qua nhiều năm mà không cần có nước. kiến đen là nguồn cung cấp độ ẩm cũng như thức ăn duy nhất cho chúng.

Vẫn còn có cách khác để khai thác ra nước trên sa mạc. ruột của ếch chứa một lượng nhỏ nước ngọt dự trữ, đủ để cấp cứu con người đang khát. ở sa mạc, chẳng mấy khi nước bị lãng phí.

Thằn lằn quỷ gai có một cách thu gom nước độc nhất vô nhị. như một phản ứng tự nhiên, da của chúng thấm hút chất lỏng, giống như giấy thấm nước. các mảng da sẫm màu dần xuất hiện khắp trên da của thằn lằn quỷ gai cho thấy đường đi của nước thấm hút, cho tới khi nó tiếp cận mắt và miệng của con vật. các hệ thống kênh rạch ở da đã vận chuyển nước tới miệng của thằn lằn, giúp nó uống giải khát.

Ngay cả ở châu phi, hạn hán rồi cũng sẽ chấm dứt. cá phổi có thể phải mất tới 4 năm cho đến khi mưa tới, giúp nó thoát khỏi tình trạng ngưng hoạt động. cuối giai đoạn nằm im lìm, chúng sẽ bắt đầu nhúc nhích các cơ để tìm kiếm thức ăn. số năng lượng còn lại vẫn đủ cho nó tìm được đường về với nước.

1

Theo Tuấn Anh/Vietnamnet

Link bài gốc Lấy link

https://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/nhung-loai-ca-ech-ky-la-song-khong-can-nuoc-211565.html

Theo Tuấn Anh/Vietnamnet

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/nhung-loai-ca-ech-ky-la-co-the-song-ma-khong-can-nuoc/20210204083302640)

Chủ đề liên quan:

cá phổi châu phi động vật nước

Tin cùng nội dung

  • Làm thế nào để giúp trẻ tiêu hóa tốt là đề tài mà rất nhiều bà mẹ còn thắc mắc, dưới đây là bí quyết đơn giản sẽ giúp bé yêu của bạn có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Tùy theo mùa, một số loại thực phẩm, đặc biệt là rau xanh, trái cây... có tác động giải tỏa căng thẳng và mang lại cho bạn trạng thái vui vẻ hơn
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY