An toàn thực phẩm hôm nay

Những loại rau bà bầu dù thèm đến mấy cũng không nên ăn, tránh sảy thai

Rau xanh rất tốt cho sức khoẻ mẹ và bé, thế nhưng những loại rau này không dành cho bà bầu.

Rau sam Ảnh minh họa.

Đây là loại rau kiêng kỵ với bà bầu bị chướng bụng, tỳ vị kém, đại tiện lỏng. rau sam được xếp vào loại thực phẩm bà bầu không nên ăn vì sẽ có thể gây kích thích mạnh, gia tăng tần suất bóp tử cung, gây nguy cơ sảy thai.

Rau ngót

Bà bầu ăn rau ngót gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, tiêu chảy do trong rau ngót tươi có chứa một chất có hàm lượng papaverin nên nếu dùng trên 30 gam lá tươi thì có nguy cơ sảy thai cao. mẹ nào có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, con quý hiếm thì nên hạn chế ăn canh rau ngót.

Ngải cứu Ảnh minh họa.

Một số nghiên cứu mới đây cho biết, bà bầu nếu ăn quá nhiều ngải cứu trong 3 tháng đầu tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai hay sinh non.

Rau răm

Bà bầu 3 tháng đầu nên hạn chế ăn rau răm, vì ăn nhiều sẽ gây mất máu. Bên cạnh đó, rau răm có chứa chất gây tình trạng co bóp tử cung, dễ gây sảy thai.

Rau bina

Loại rau này chứa nhiều vitamin k cũng như giàu chất sát. tuy nhiên, ăn nhiều mẹ bầu có nguy cơ sảy thai cao. để cung cấp lượng sắt đủ, mẹ bầu chỉ nên ăn 1-2 bữa rau bina mỗi tháng để đảm bảo cho cả mẹ và bé.

Súp lơ

Súp lơ xanh có hàm lượng lớn vitamin c rất tốt cho bé nhưng nếu mẹ ăn súp lơ xanh hàng ngày, nhất là khi mới có thai có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thai. bởi bổ sung quá nhiều vitamin c cũng không tốt cho chị em trong quá trình mang thai. cũng giống như súp lơ xanh, nếu ăn quá nhiều súp lơ trắng hàng ngày thì mẹ bầu cũng có nguy cơ sảy thai do hàm lượng vitamin c có trong loại rau này rất cao.

Ớt chuông

Ớt chuông thuộc nhóm thực phẩm có vị cay, đắng. Thỉnh thoảng ăn một bữa ớt chuông thì không sao, nhưng ngày nào cũng ăn thì sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai.

Cải xoăn

Cải xoăn là loại rau tốt cho chị em trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng lại không tốt cho người mang thai. nếu thích cải xoăn, mẹ bầu chỉ nên ăn 1-2 thìa không nên sử dụng chúng quá nhiều vì nó có thể làm chị em sảy thai.

Mướp đắng

Mướp đắng ít chất xơ, chất béo cùng với đó, mang thai ăn loại quả này gây giảm đường huyết. hơn nữa, các hạt mướp đắng có chứa một chất tên là vicine- một độc tố có khả năng gây ra hội chứng cấp tính như nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với những bà bầu nhạy cảm.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, phụ nữ mang thai không nên ăn mướp đắng, vì mướp đắng được coi là một loại quả kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. phụ nữ khi đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.

Theo Khỏe & Đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/nhung-loai-rau-ba-bau-du-them-den-may-cung-khong-nen-an-tranh-say-thai-d295207.html

Theo Khỏe & Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-loai-rau-ba-bau-du-them-den-may-cung-khong-nen-an-tranh-say-thai/20201122044047324)

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY