12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Những loại rau thơm rẻ bèo bán đầy ngoài chợ nhưng có tác dụng chữa nhiều bệnh

Rau răm không chỉ là một loại gia vị cho món ăn mà còn là một vị thuốc Đông y có tính vị cay, tính ấm, không độc, dùng để chữa đau bụng lạnh, chữa rắn cắn, trị mụn trĩ, tốt cho hệ tiêu hóa vô cùng hiệu quả.

Rau răm

Trong thành phần của rau răm là một vị thuốc Đông y có tính vị cay, tính ấm, không độc, dùng để chữa đau bụng lạnh, chữa rắn cắn, trị mụn trĩ, tốt cho hệ tiêu hóa vô cùng hiệu quả. Cây rau răm được trồng khắp nơi và thường được mọi người dùng làm rau sống giúp cho người ăn giải trừ một số độc tố trong người vô cùng tốt cho sức khỏe

Thì là

Rau thì là cũng được coi là một vị thuốc Đông y vừa trị bệnh đau bụng, đau răng bổ tỳ và trị khó tiêu vô cùng hiệu quả. Rau thì được dùng như một loại gia vị giúp trợ giúp cho các món ăn khiến món ăn thơm ngon hơn.

Trong Nam dược thần hiệu, hạt thì là vị cay, tính ấm, không độc rất tốt cho cơ thể của bạn nhất là khi thời tiết trở lạnh rau thì giúp tăng cường sức đề kháng cho con người.

Húng quế

Theo Đông y, húng quế có vị cay, tính nóng, có mùi thơm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giảm đau. Quả có vị ngọt và cay, tính mát, có tác dụng tốt cho thị lực. Toàn cây có tác dụng chữa cảm cúm, cảm sốt nhức đầu, nghẹt mũi, đầy bụng, kém tiêu.

Rau kinh giới

Kinh giới còn có tên khương giới, giả tô. Theo y học hiện đại, kinh giới thúc đẩy tuyến mồ hôi phân tiết giải co cứng, đẩy mạnh tuần hoàn máu, ngoài da, tiêu viêm, an thần, hạ sốt, giãn phế quản, chống dị ứng.

Lá kinh giới có mùi thơm dễ chịu, vị cay, tính ấm, có chứa 1% tinh dầu. Hoa kinh giới phát hãn (làm ra mồ hôi) mạnh hơn lá kinh giới. Không có mồ hôi dùng hoa kinh giới, có mồ hôi dùng kinh giới sao. Để vào huyết phận, dùng kinh giới sao thành than.

Kinh giới được dùng làm thuốc trị các bệnh: ngoại cảm phong tà, phát sốt, nhức đầu, tắc mũi, ho, mẩn ngứa; sởi mới phát, mụn nhọt, đau họng, thũng độc; chảy máu cam, ho, nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu, rong kinh, băng huyết; sản hậu, cấm khẩu, tứ chi co quắp. Liều thường dùng 4-12g, dùng tươi lượng gấp 3-4 lần.

Rau tía tô

Theo các nhà nghiên cứu thì trong thành phần hóa học của cây tía tô thì có chứa khoảng 40% hàm lượng dầu với thành phần lớn là các axit béo chưa bão hòa và chủ yếu là axit alpha-linoleic. Ngoài công dụng làm gia vị trong các món ăn ra thì tía tô còn có công dụng khác là chữa bệnh như: giải cảm, chống viêm và dị ứng, làm đẹp da, ngăn ngừa bệnh tim...

Rau ngò ta

Còn được gọi là ngò ta, hương tuy. Rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc, tiêu thức ăn, trị phong tà, thông đại tiểu tiện, trị các chứng đậu, sởi khó mọc, phá mụn độc... Rau mùi được trồng phổ biến ở miền bắc và thường có trong mùa đông.

Rau ngò gai

Còn gọi là ngò tây, ngò gai, ngò tàu. Cây mùi tàu được nhân dân ta trồng phổ biến khắp nơi, dùng để ăn sống, nấu canh và làm thuốc chữa bệnh. Mùi tàu có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, khử thấp nhiệt, thanh uế, mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa...

Rau húng cây

Húng cây hay gọi là bạc hà là một bài thuốc khá hữu hiệu trong việc chữa trị cảm cúm và các vết côn trùng cắn, giúp lọi tểu hóa, chữa chứng đầy hơi, thấp khớp, nấc cục, thông cổ, trị viêm xoang nhẹ… Dầu bạc hà cay có thể làm dịu cơn hen suyễn nhẹ bằng cách ngửi. Phụ nữ có mang thì nên thận trọng khi dùng vì rất có thể dẫn đến sẩy thai.

Rau xạ hương

Xạ hương có tác dụng làm hưng phấn hệ thần kinh trung ương, vì vậy chỉ cần dùng một lượng nhỏ xạ hương sẽ giúp đầu óc tỉnh táo, tập trung hơn.

Xạ hương còn có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm. Đặc biệt xạ hương được chứng minh là có tác dụng làm ức chế tế bào ung thư đối với các như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư bàng quang…

Quỳnh Hoa

Theo tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/nhung-loai-rau-thom-re-beo-ban-day-ngoai-cho-nhung-co-tac-dung-chua-nhieu-benh-28168/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY