Khoa học hôm nay

Những loài vật có khả năng bỏ thuốc mê khiến con mồi không kịp trở tay

Những loài vật này dù bé nhỏ nhưng lại có khả năng tiết ra một loại “thuốc mê” đặc biệt khiến kẻ thù hay con mồi của chúng bị tê liệt.

Những loài sinh vật dưới đây sẽ khiến nhiều người bất ngờ vì khả năng tiết ra loại độc gây ảo giác.

Thứ nhất, cóc sa mạc Sonoran

Loài cóc này có thể tiết ra chất độc gây ra ảo giác. Ảnh: HOLGER KRISP

Loài cóc này sống chủ yếu ở sa mạc Sonoran, Tây Nam nước Mỹ và phía Bắc của Mexico. Theo các chuyên gia, tất cả các loài cốc đều tiết ra chất độc từ da của chúng. Loại chất độc này đóng vai trò hỗ trợ cho cơ chế tự vệ của loài vật này.

Cóc sa mạc Sonoran (Incilius alvarius), còn được gọi là cóc sông Colorado, một trong những loài cóc lớn nhất ở khu vực Bắc Mỹ. Loài cóc này có khả năng tiết ra một loại enzym biến đổi bufotenine, một hợp chất mà nhiều loại cóc khác cũng tạo ra, thành 5-MeO-DMT. Đây là một chất gây ảo giác mạnh có liên quan đến chất gây ảo giác DMT.

Khi gặp nguy hiểm, một con cóc sa mạcSonorancó thể phun ra hỗn hợp chất độc có chứa 5-MeO-DMT từ tuyến mang tai nằm ngay sau mỗi mắt và tuyến ở chân của nó. Khi động vật săn mồi cố tình tấn công và nuốt phải với số lượng lớn, chất độc của loài cóc này sẽ gây ra tình trạng nôn mửa, hôn mê, ngưng tim và thậm chí là dẫn tới tử vong.

Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết chắc nguyên nhân vì sao cóc sa mạcSonoranlại có thể tạo ra 5-MeO-DMT, bởi chúng là loài cóc duy nhất tạo ra hợp chất này.

Thứ hai, kiến gặt California

Kiến gặt California có thể tiết ra chất gây ảo giác. Ảnh: Derek Uhey

Loài kiến này sống ở tây nam nước mỹ và phía bắc mexico. trên thực tế, nọc độc của kiến gặt california (pogonomyrmex californicus) được tạo thành từ các enzyme. tuy nhiên, người bản xứ ở miền trung của california lại từng ăn chúng trong các nghi lễ tôn giáo. họ thậm chí sẽ nuốt chửng hà trăm con kiến sống ở trong các quả cầu cuộn từ lông chim đại bàng. đương nhiên, những người này sẽ bị kiến đốt từ bên trong.

Theo nhà côn trùng học justin schmidt tại viện sinh vật học tây nam và đại học arizona ở tucson (mỹ), cơn đau do bị nhiều con kiến đốt cùng một lúc rất dữ dội, xuất hiện từng đợt. ngoài ra, do thời tiết lạnh, nhịn ăn, mất ngủ nên một số trường hợp bị kiến gặt california đốt còn gây ra tình trạng ảo giác ở người.

Thứ ba, cá Salema

Cá mơ có thể gây ra ảo giác cả về hình ảnh và âm thanh cho người ăn phải. Ảnh: FLICKR

Salema (Sarpa salpa), hay còn gọi là cá mơ, sống ở vùng biển ôn đới và nhiệt đới, từ ven bờ biển Đại Tây Dương ở châu Phi tới vùng biển Địa Trung Hải.

Theo các chuyên gia, cá mơ là loài cá có thể gây ảo giác về hình ảnh và âm thanh khi ăn phải, mặc dù các trường hợp này rất hiếm gặp. Trên thực tế, có hai ca ngộ độc cá gây ảo giác được ghi nhận vào năm 2006 trên tạp chí Clinical Toxicology. Trong đó, có một trường hợp người đàn ông ăn cá mơ nướng và gặp ảo giác về các loài vật la hét, động vật chân khớp khổng lồ ở xung quanh xe.

Các triệu chứng này biến mất khoảng 36 giờ sau khi bệnh nhân ăn thịt, cá. Tuy nhiên, các chuyên gia nghiên cứu vẫn chưa biết hợp chất nào gây ra ngộ độc. Nhà sinh vật học tiến hóa Leo Smith tại Đại học Kansas ở Lawrence, người có nghiên cứu về lịch sử và sự phân hóa của cá, cho biết rằng ông và các chuyên gia khác nghi ngờ rằng hợp chất gây ngộ độc là phụ phẩm từ chế độ ăn của loài cá này.

Thứ tư, ếch khỉ

Ếch khỉ có thể gây tiết ra chất độc khiến kẻ thù bị nôn mửa, co giật và thay đổi chức năng tim. Ảnh: FLICKR

Đây là loài ếch sống ở lưu vực Amazon tại Nam Mỹ. Các chuyên gia cho biết, dù độc tố của ếch khỉ (Phyllomedusa bicolor) không gây chết người như một số loài ếch khác, nhưng nó có thể gây ra ảo giác. Đến nay, vẫn chưa có sự thống nhất trong nghiên cứu về kambo, tên của chất độc do ếch khỉ tiết ra, có được coi là chấy gây ra ảo giác hay không.

Ngoài ra, chất tiết ra từ da ếch còn được các bộ lạc tại phía Tây Nam Amazon, dùng làm chất kích thích ở trong các nghi thức của pháp sư trong suốt nhiều thế kỷ. Chất này thậm chí còn được dùng để bôi lên vết bỏng nhỏ và nông trên cơ thể nhằm tăng sức chịu đựng cho các thợ săn.

Điều kỳ lạ là khi các "kẻ săn mồi" cố gắng tìm cách ăn thịt ếch khỉ, kambo được tiết ra từ cơ thể ếch và có thể khiến kẻ thù bị nôn mửa, co giật và thậm chí là thay đổi chức năng tim. Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm cách giải mã các hợp chất đặc biệt này nhằm lý giải hiệu ứng.

Tuy nhiên, họ biết ếch khỉ tạo ra hơn 200 đoạn protein ngắn có thể làm ảnh hưởng tới chức năng của cơ thể. Chính vì vậy, một số trong đó còn có tiềm năng được dùng làm thuốc trong tương lai. Một số thành phần trong chất độc của loài ếch này có thể được sử dụng trong việc điều trị ung thư và AIDS.

- Video: Kho báu rơi ra từ “tàu ma” 5.000 năm tuổi. Nguồn: Báo Người lao động.

1

Theo Phụ nữ Việt Nam

Link bài gốc Lấy link

https://phunuvietnam.vn/nhung-loai-vat-co-kha-nang-bo-thuoc-me-khien-con-moi-khong-kip-tro-tay-20230925222702911.htm

Theo Phụ nữ Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/nhung-loai-vat-co-kha-nang-bo-thuoc-me-khien-con-moi-khong-kip-tro-tay/20231125094338741)

Tin cùng nội dung

  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Không tiền tiêu xài, Hồ Văn Huy (SN 1986, ngụ quận Gò Vấp,TP.HCM) và Lê Duy Tuấn (SN 1964, ngụ tỉnh Bình Dương) đã đồng lõa bỏ Thuốc mê vào ly nước mía mời bạn cùng phòng uống rồi cướp hết tài sảncủa người này.
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY