Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Những lưu ý bố mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ bị sốt virus tại nhà

Hầu hết trẻ em bị sốt virus có thể khỏi bệnh sau 5-7 ngày điều trị. Tuy nhiên nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Thời tiết chuyển mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các virus tấn công và làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ. Do vậy, trẻ rất hay bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, sốt virus.

Triệu chứng của bệnh sốt virus ở trẻ

Theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai cho biết, trẻ bị sốt virus thường sốt cao đột ngột từ 39-40 độ kém theo các triệu chứng như:

- Đau cơ bắp: Khi sốt virus, một số trẻ bị đau nhức khắp mình mẩy, cơ bắp; ở trẻ nhỏ thì hay quấy khóc, đau đầu; tuy nhiên, một số trường hợp bé bị đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, chơi nghịch được.

- Phát ban: Ở một số bé thường bị nổi ban sau 2 - 3 ngày bị sốt (khi xuất hiện ban thì bé đỡ sốt hơn).

- Mắt nhìn mờ: Trẻ bị chảy nước mắt, kết mạc mắt có thể đỏ, có dử mắt,... khiến khi nhìn mọi vật bị mờ đi.

- Nôn: Trẻ thường nôn nhiều lần, nhất là sau bữa ăn.

Ngoài ra, một số triệu chứng thường gặp khi trẻ bị sốt virus là ho, chảy nước mũi, hắt hơi, đi ngoài,... Một số trẻ nhỏ bị sốt virus còn lên cơn co giật liên hồi kèm tình trạng khó thở.

Cách chăm sóc trẻ bị sốt virus tại nhà

Hầu hết bệnh sốt virus ở trẻ sẽ khỏi sau 5-7 ngày điều trị. Trong nhiều trường hợp trẻ bị sốt virus nếu bố mẹ hiểu biết rõ về bệnh thì không nhất thiết phải đưa trẻ đến bệnh viện mà chỉ cần chăm sóc tại nhà là đủ. Tuy nhiên, cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

Giữ nhà cửa và phòng của trẻ thoáng mát (tuyệt đối không đóng kín cửa), không mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp nhiều chăn. Thường xuyên cặp nhiệt độ cho trẻ, dán miếng hạ sốt khi thấy con sốt cao, rét. Khi trẻ sốt từ 38,5 độ C trở nên thì cho trẻ uống hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rối loạn cân bằng điện giải trong cơ thể. Cho trẻ uống Oresol bù nước, cháo muối nấu loãng để bù nước theo chỉ dẫn, cho trẻ uống từ từ để tránh nôn.

Mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng cách nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9% nhiều lần trong ngày để tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và nhanh khỏi bệnh. Do đó, kkhi trẻ bị sốt virus mẹ nên bù sữa cho trẻ nếu trẻ kém ăn bột hoặc cháo. Cho trẻ ăn chế độ giàu chất dinh dưỡng, ăn lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước hoa quả.

nhung luu y bo me can biet khi cham soc tre bi sot virus tai nha giadinhvietnam (2)

Chườm ấm cũng là cách giúp trẻ hạ sốt (Ảnh minh họa)

Mẹ có thể chườm cơ thể cho bé bằng nước ấm để giúp hạ sốt. Tuyệt đối không chườm nước lạnh vì sẽ khiến bé sốt cao hơn. Để chườm cho bé mẹ cần ngâm một chiếc khăn vào nước ấm rồi vắt ráo nước và lau người cho bé giúp hạ sốt.

Đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế khi có các dấu hiệu sau:

- Sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt trên 39 độ C mà dùng Thu*c hạ sốt không đáp ứng.

- Trẻ lơ mơ, li bì, xuất hiện đau đầu và co giật tăng dần.

- Buồn nôn, nôn khan nhiều lần.

- Sốt kéo dài trên 5 ngày.

Theo Huyền Trần/ Gia đình Việt Nam

https://giadinhvietnam.com/nhung-luu-y-bo-me-can-biet-khi-cham-soc-tre-bi-sot-virus-tai-nha-d147277.html

Theo Gia đình Việt Nam

Link bài gốc

Copy link

https://giadinhvietnam.com/nhung-luu-y-bo-me-can-biet-khi-cham-soc-tre-bi-sot-virus-tai-nha-d147277.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/nhung-luu-y-bo-me-can-biet-khi-cham-soc-tre-bi-sot-virus-tai-nha-354847)

Tin cùng nội dung

  • Sự nhút nhát về lâu dài có thể tước đi nhiều cơ hội trong cuộc sống của trẻ. Trẻ rụt rè có nguy cơ trở thành những người lớn nhút nhát nếu không được khắc phục sớm. Bố mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ điều chỉnh và vượt qua tính nhút nhát. Còn nếu sự nhút nhát của trẻ kéo dài và trầm trọng sẽ phải cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý.
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY