3 tháng đầu hôm nay

Những lưu ý vào giai đoạn đầu thai kỳ

Hãy trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản cần thiết, để trở thành một bà bầu xinh đẹp, khỏe mạnh, tràn đầy sức sống.

Khi phát hiện mình có thai, bên cạnh niềm vui hạnh phúc. vì được thực hiện thiên chức cao cả của người phụ nữ. thì cạnh đó là tâm trạng lo lắng đan xen. Giai đoạn đầu của thai kỳ, diễn ra với rất nhiều thay đổi trong cơ thể, không chỉ về mặt thể chất sức khỏe, và còn cả những thay đổi về cả tâm lý, tinh thần. Hãy trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản cần thiết, để trở thành một bà bầu xinh đẹp, khỏe mạnh, tràn đầy sức sống.

1. Cân bằng trạng thái tâm lý.

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ có nhiều biến đổi về S*nh l* lẫn tâm lý. Nhất là trong giai đoạn đầu thai kỳ, phụ nữ dễ mệt mỏi, căng thẳng, buồn bực, giận hờn, dễ xúc động, vân vân. Nguyên nhân là do sự thay đổi trong trao đổi chất của cơ thể, và sự thay đổi về hàm lượng hormone estrogen và progesterone, có thể gây những xáo trộn về tâm lý. Ngoài ra, là tâm trạng lo lắng, hồi hộp, cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của phụ nữ. Để giữ được tâm lý thoải mái trong giai đoạn này, bạn nên:

- Tham khảo sách báo, tài liệu báo, để có kiến thức về những thay đổi diễn ra trong cơ thể, trong giai đoạn đầu mang thai.

- Nếu bạn vẫn thấy lo lắng, buồn bực, có thể tìm người thân, hoặc ai đó có kinh nghiệm để tâm sự và chia sẻ.

- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, vận động nhẹ như nghe nhạc, đi dạo, ngủ, vân vân.

- Không làm việc quá sức.

- Trao đổi với chồng và các thành viên trong gia đình, để giữ không khí gia đình hòa thuận, êm ấm, là vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, nếu tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, buồn bực kéo dài, và tình hình vẫn không được cải thiện, bạn nên đến khám bác sĩ. Các bác sĩ sẽ có những lời khuyên hữu ích, vì đôi khi, phụ nữ cũng bị hiện tượng trầm cảm trong giai đoạn này.

2. Tăng cường hệ miễn dịch.

Hệ thống miễn dịch ở người phụ nữ, trong giai đoạn đầu thai kỳ thường suy giảm, do đó rất dễ mắc bệnh trong thời gian mang thai, như các bệnh về nhiễm trùng, ho, cảm lạnh, bệnh cúm, vân vân. Bạn có biết rằng, với hệ miễn dịch khỏe mạnh, thì không chỉ bạn, mà con bạn cũng sẽ được lợi, vì hệ miễn dịch của trẻ sẽ được hình thành từ rất sớm, trong suốt giai đoạn mang thai. Vì thế, để có hệ miễn dịch khỏe mạnh, thì ngay từ giai đoạn đầu mang thai, các bà mẹ cần quan tâm đến yếu tố sức khỏe, dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý.

Dinh dưỡng: Dinh dưỡng tốt khi mang thai, giữ một vai trò quan trọng, giúp bảo đảm sức khỏe cho bà mẹ khi mang thai, khi sinh, và nuôi trẻ sau sinh. Đối với thai, việc mẹ được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, sẽ bảo đảm cho thai nhi phát triển tốt, và phòng tránh được một số khuyết tật. So với bình thường, thì khi mang thai, thì tổng kcal cần thiết sẽ cao hơn khoảng 25% so với mức bình thường, do đó phụ nữ mang thai cần:

- Ăn đầy đủ các loại thực phẩm, hợp lý chất đạm, bột, béo, chất khoáng, các loại vitamin.

- Phụ nữ mang thai cần ăn thêm nhiều chất đạm, nguồn đạm tốt cho thai phụ có trong các thực phẩm dùng thịt, cá, trứng, sữa, pho-mát, ngũ cốc, các loại đậu, vân vân.

- Bổ sung thêm các loại vitamin, dưỡng chất cần thiết, như viên sắt, canxi, acid folic, vân vân, có sự tư vấn của bác sĩ. Không tự ý dùng Thu*c.

- Không ăn một thực đơn đơn điệu, cần đa dạng hóa thực đơn. Lưu ý rằng, các chất dinh dưỡng nếu bổ sung vượt quá nhu cầu cần thiết cũng sẽ không tốt.

- Không hút Thu*c, rượu, bia, uống cà phê trong quá trình mang thai.

- Tránh những thực phẩm nhiều chất béo, cholesterol, vân vân.

Tập thể dục: theo quan niệm của nhiều người, thì khi mang thai cần phải nghỉ ngơi tuyệt đối, nhưng thực tế chứng minh, việc tập thể dục đúng cách và điều độ, sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Tập thể dục giúp giữ sức khỏe, giảm bớt triệu chứng mệt mỏi, giúp cho việc sinh nở dễ dàng, giúp tinh thần thoải mái, và hạn chế tình trạng trầm cảm khi mang thai và sau sinh. Các nhà khoa học đã chứng minh, trẻ em sinh ra sẽ khỏe mạnh hơn, và ít nguy cơ bị béo phì, nếu khi mang thai, các bà mẹ thường xuyên tập thể dục. Một số môn thể dục phù hợp cho phụ nữ mang thai là, đi bộ, bơi lội, yoga, tập tác động tác thể dục đơn giản, vân vân.

3. Quan hệ T*nh d*c khi mang thai.

Về nguyên tắc thì, quan hệ vợ chồng trong thời kỳ đầu mang thai, không phải là điều cấm kỵ. Tuy nhiên, trong trong giai đoạn đầu, phôi thai ở trong giai đoạn phát triển, không ở trong trạng thái chắc chắn, nên rất dễ bị sảy thai, do đó nên giữ chế độ sinh hoạt T*nh d*c một cách vừa phải, lựa chọn tư thế quan hệ phù hợp, động tác nên nhẹ nhàng, nếu thấy ra máu hay có bất kỳ bất thường nào xảy ra, phải đi khám bác sĩ ngay.

Với sự giúp đỡ, hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và bác sĩ, và tự mình cập nhật thêm những kiến thức về quá trình thai kỳ, bạn sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh, đừng lo lắng quá nhiều, mà hãy vui tươi, yêu đời và tận hưởng giai đoạn đặc biệt này.

Theo EVa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nhung-luu-y-vao-giai-doan-dau-thai-ky-27384.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Siêu âm thai là một xét nghiệm dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trên màn hình video. Những hình ảnh này giúp bác sĩ đánh giá xem em bé có khỏe không và cũng cho bạn “nhìn trộm” bé một tí.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY