Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Những lý do khiến bạn luôn mệt mỏi và những điều nên làm

Cơ thể mệt mỏi ngay cả khi bạn đã nghỉ ngơi đủ giấc. Nguyên nhân có thể là do chế độ ăn thiếu protein, thiếu calo nhưng quá nhiều Carbs tinh chế.

Mệt mỏi là một trong những tình trạng phổ biến ở xã hội hiện đại. Đây có thể là dấu hiệu nhận biết của một số bệnh lý nhưng cũng có thể là biểu hiện của lối sống không đúng cách.

Mệt mỏi có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. tình trạng này xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau bao gồm khả năng tập trung và làm việc kém, thường xuyên cáu giận và cảm thấy kiệt sức. mệt mỏi có thể liên quan đến lối sinh hoạt hàng ngày hoặc cũng có thể do các vấn đề sức khỏe như mắc bệnh trầm cảm, béo phì, tiểu đường,… gây ra.

Nếu bạn thường xuyên bị mệt mỏi “ghé thăm” ngay cả khi bạn đã nghỉ ngơi đầy đủ, rất có thể bạn đang gặp vài vấn đề sau đây.

1. Tiêu thụ quá nhiều Carbohydrate tinh chế

Carbohydrate hay còn gọi là Carbs là những những phân tử chứa các nguyên tử như hydro, carbon và oxy. Đây là một trong 3 chất đa lượng giúp cung cấp calo và năng lượng chính cho cơ thể.

Carbs trong chế độ ăn uống thường được chia làm 3 loại chính là tinh bột, đường, chất xơ. Những chất này khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành những thành phần có lợi cho sức khỏe. Chúng giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp và nhiên liệu cho hệ thống thần kinh trung ương.

Tuy nhiên, việc dung nạp quá nhiều carbs tinh chế có thể khiến bạn có cảm giác mệt mỏi suốt ngày. khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều đường sẽ làm tăng lượng đường trong máu. khi đó, não bộ sẽ chỉ định tuyến tụy sản xuất một lượng lớn insulin để đưa đường ra khỏi máu và vào các tế bào. đây chính là lý do khiến bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi và kiệt sức.

Để chắc chắn, một số nhà nghiên cứu đã thực hiện thử nghiệm chế độ ăn nhiều Carbs tinh chế trên những đứa trẻ. Họ chia những đứa trẻ thành 2 nhóm và cho ăn với chế độ ăn khác nhau. Trước khi bắt đầu một trận bóng, các nhà nghiên cứu sẽ cho nhóm trẻ số 1 ăn những thức ăn nhẹ có kèm theo bơ đậu phộng. Còn đối với nhóm 2, họ sẽ cho chúng ăn thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều Carbs tinh chế. Kết quả cho thấy, những đứa trẻ nhóm 2 cảm thấy mệt và kiệt sức hơn so với những đứa trẻ nhóm 1.

⇒ Khắc phục

Tiêu thụ quá nhiều đường và carbs tinh chế có thể khiến lượng đường trong máu không ổn định dẫn đến tình trạng mệt mỏi ở bạn. vì vậy, để cải thiện hiện tượng này, các bạn nên lựa chọn đúng loại carbs cần bổ sung hàng ngày.

Để điều hòa đường trong máu và giữ mức năng lượng ổn định, bạn nên thay thế thực phẩm chứa nhiều đường, Carbs tinh chế bằng những thức ăn giàu chất xơ. Chẳng hạn như thường xuyên bổ sung rau xanh và các loại đậu cho cơ thể.

3. Ngủ không đủ giấc hoặc chất lượng giấc ngủ kém

Ngủ không đủ giấc hoặc chất lương giấc ngủ kém là một trong những nguyên nhân gây cảm giác mệt mỏi và kiệt sức ở bạn. bình thường, cơ thể sẽ tăng cường quá trình tái tạo và hồi phục khi bạn ngủ. vì vậy, sau một đêm ngủ đủ giấc, các bạn sẽ cảm thấy tinh thần thoải mái, tỉnh táo và tràn đầy năng lượng.

Tuy nhiên, nếu giấc ngủ không đảm bảo, khả năng bạn bị mệt mỏi sau mỗi lần thức dậy là khá cao.một số nguyên nhân gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn như

    Gối hoặc nệm không thoải mái

⇒ Khắc phục

Một trong những cách giúp bạn đi sâu vào giấc ngủ là các bạn nên tắt tất cả các thiết bị điện tử trước khi ngủ ít nhất 1 giờ. Bên cạnh đó, nên lựa chọn những chiếc gối hoặc nệm trải giường mềm, không gây cảm giác khó chịu mỗi khi nằm.

Nếu ánh sáng hoặc tiếng ồn bên ngoài chính là nguyên nhân khiến bạn khó ngủ. Để có giấc ngủ đảm bảo chất lượng, bạn nên tắt đèn, ngủ trong phòng tối có cách âm hoặc đeo mặt nạ mắt hay sử dụng nút bịt tai chống ồn. Điều quan trọng nhất để luôn ngủ đủ giấc là người bệnh nên duy trì thói quen ngủ ổn định mỗi ngày.

4. Cơ thể không nhận đủ protein

Việc tiêu thụ đủ protein đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự trao đổi chất. bên cạnh đó, chúng còn giúp hỗ trợ giảm cân và ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi ở cơ thể. tuy nhiên, ở một số trường hợp cơ thể không nhận đủ protein có thể dẫn đến nhiều bệnh lý. trong đó thiếu hụt protein ở trẻ em có thể gây bệnh kwashiorkor.

Ngoài ra, thiếu protein trong thời gian dài có thể gây ủ rũ, trầm cảm, tác động trực tiếp đến sức khỏe tâm thần. đây chính là tác nhân khiến cơ thể của bạn thường xuyên có cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức.

⇒ Khắc phục

Để quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi và ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi, bạn nên tiêu thụ một nguồn protein chất lượng cao trong mỗi bữa ăn mỗi ngày.

5. Lười vận động

Lười vận động hoặc không muốn vận động chính là nguyên nhân gốc rễ gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm. ít vận động, ngồi quá nhiều sẽ khiến cho hệ xương khớp và các dây chằng liên kết với xương trở nên co cứng, kém linh hoạt và dẻo dai. đây cũng chính là tác nhân khiến bạn thường xuyên mệt mỏi mỗi khi thực hiện bất kỳ bài tập thể dục nào.

⇒ Khắc phục

Một số nghiên cứu cho thấy, việc tích cực tập thể dục giúp làm giảm cảm giác mệt mỏi ở những người khỏe mạnh và cả những bệnh nhân mắc các bệnh khác. chưa kể đến, việc vận động thường xuyên sẽ giúp hệ xương khớp trở nên linh hoạt, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp. đồng thời, cách làm này cũng giúp giảm cân, stress và hạn chế mắc các bệnh ung thư.

Để tăng mức năng lượng của cơ thể và cải thiện triệu chứng mệt mỏi, thay vì ngồi im một chỗ xem tivi bạn nên ngồi xuống hoặc đứng lên đi lại bất cứ khi nào có thể. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên đi thang bộ thay cho thang máy hoặc đi xe đạp thay vì lái xe trong khoảng cách ngắn.

2. Căng thẳng, stress quá mức

Căng thẳng hoặc bị stress xảy ra trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe. theo các nhà nghiên cứu, căng thẳng, stress ở mức độ bình thường có thể là yếu tố liên quan đến tình trạng mệt mỏi ở bạn. khi mức độ căng thẳng diễn ra ở mức độ trầm trọng, cảm giác mệt mỏi sẽ tăng dần lên.

⇒ Khắc phục

Căng thẳng quá mức chính là nguyên nhân gây mệt mỏi và làm giảm chất lượng cuộc sống. vì vậy, để cải thiện tình trạng này, bạn nên tham gia các hoạt động cơ thể hoặc tâm trí như thiền định, thư giãn bằng âm nhạc hoặc tập các bài tập yoga,…

6. Không ăn đủ calo

Calo là đơn vị năng lượng được tìm thấy nhiều trong thực phẩm. Cơ thể sử dụng calo để duy trì các hoạt động sống như thở, vận động cơ bắp,…Khi lượng calo đưa vào từ thực phẩm bằng lượng calo tiêu thụ trong ngày, cơ thể sẽ đạt trạng thái cân bằng calo.

Tuy nhiên, nếu lượng calo đưa vào từ thức ăn ít hơn lượng calo cơ thể tiêu thụ sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu hụt calo. Khi đó, quá trình trao đổi chất diễn ra chậm, năng lượng sản sinh để duy trì hoạt động cơ thể thấp, làm tăng cảm giác mệt mỏi.

⇒ Khắc phục

Theo các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, hầu hết mọi người đều cần tối thiểu 1.200 calo mỗi ngày để tạo năng lượng giúp duy trì sự sống. vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi xảy ra, bạn nên bổ sung đủ calo cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

7. Nhạy cảm với thực phẩm

Ở một số đối tượng dị ứng hoặc không dung nạp được thực phẩm thường gây ra các triệu chứng như rối tiêu hóa, chảy nước mũi, phát ban hoặc đau đầu. Ngoài ra, người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.

⇒ Khắc phục

Nếu thực phẩm chính là nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi, các bạn nên đến bệnh viện thăm khám. qua một số xét nghiệm kiểm tra, bác sĩ dị ứng sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân gây bệnh và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. một trong những cách cải thiện mệt mỏi tốt nhất là người bệnh nên tránh ăn những loại thực phẩm gây dị ứng như sữa, trứng, đậu nành hoặc gluten.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên triệu chứng mệt mỏi. Và điều quan trọng để cải thiện là bạn nên điều trị các bệnh lý gây nên biểu hiện nay. Bên cạnh đó, mệt mởi cũng liên quan đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, các bạn nên thay đổi  thói quen và có chế độ ăn uống lành mạnh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/nhung-ly-do-khien-ban-luon-met-moi-va-nhung-dieu-nen-lam.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY