12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Những ngộ nhận nguy hiểm về đái tháo đường

(SKGĐ) Đái tháo đường đang là căn bệnh ngày một phổ biến ở Việt Nam. Bạn biết gì về nó!

1. Đái tháo đường thai kỳ

Ngộ nhận: Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, được phát hiện trong thời kỳ mang thai, chỉ xuất hiện và chỉ tồn tại trong thời gian người phụ nữ mang thai nên không có gì nguy hiểm. Chỉ cần hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều đường là được.

Thực tế:

- Đái tháo đường thai kỳ nguy hiểm hơn là bạn tưởng. Nó có thể gây nên tiền sản giật (tăng huyết áp, phù...) đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi trong quá trình mang thai cũng như sinh nở. Nếu các bà mẹ mắc đái tháo đường trong khi mang thai không được kiểm soát lượng đường huyết theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể dẫn đến dị tật thai nhi bẩm sinh, thai chết lưu, sảy thai, chết non…

- Đái tháo đường thai kỳ không có biểu hiện rõ ràng nên rất khó phát hiện nếu không làm xét nghiệm, bởi vậy, những phụ nữ đang mang thai đều cần chú ý đến việc làm xét nghiệm này.

2. Kiêng hoàn toàn đồ ngọt

Người mắc bệnh đái tháo đường phải kiêng tuyệt đối các loại kẹo bánh, trái cây, ngũ cốc và những loại đồ uống ngọt khác mới khỏi được bệnh.

Thực tế:

- Bệnh đái tháo đường chỉ có thể điều trị để ổn định lượng đường huyết chứ không thể khỏi hẳn được. Vì thế, không phải cứ tránh xa các loại đồ ăn có đường là bạn sẽ không gặp rắc rối. Những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường vẫn cần bổ sung đủ lượng đường cần thiết để tránh hạ đường huyết.

- Bạn nên bổ sung lượng đường ở dạng tự nhiên bằng cách ăn các loại: ngũ cốc, bánh mỳ, khoai tây, mì ống (với số lượng vừa phải), các loại rau quả có chất xơ.

Bạn nên hạn chế đường và các sản phẩm có nhiều đường và các loại quả ngọt.

3. Phải tiêm insulin là bệnh đã quá nặng

Khi các bác sĩ khuyên bạn nên tiêm insulin để ổn định lượng đường huyết, tức là tình trạng bệnh của bạn đã rất nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bạn vô cùng lo lắng cho bệnh tình của mình, nhiều người hoảng loạn, tâm lý bất an… làm bệnh tình càng xấu đi.

Thực tế:

- Tiêm insulin là cách điều trị tạm thời hoặc vĩnh viễn sẽ giúp ổn định đường huyết, nên không có gì phải lo lắng nếu bác sĩ chỉ định cho bạn dùng insulin.

- Sau 5 năm mắc bệnh đái tháo đường, có ít nhất 30-40% số người buộc phải tiêm insulin để có lượng đường huyết ổn định.

- Insulin là một hoạt chất đạm (protein) duy nhất trong cơ thể có tác dụng làm giảm đường huyết. Người bị đái tháo đường tuýp 1 đều có nhu cầu tiêm insulin mỗi ngày.

- Với những bệnh nhân tuýp 2 vẫn có những tình huống bắt buộc phải sử dụng insulin như khi bị hôn mê tăng đường máu, nhiễm trùng nặng, tai biến mạch máu não…

4. Chỉ nam giới gặp khó khăn trong chuyện “chăn gối”

Ngộ nhận: Chỉ nam giới gặp khó khăn trong chuyện “chăn gối” khi mắc bệnh đái tháo đường, vì bệnh gây tổn thương hệ thống thần kinh, (bao gồm cả dây thần kinh tại bộ phận kín) vì thế não không thể truyền được “thông tin” đến bộ phận sinh, còn phụ nữ thì không ảnh hưởng gì.

Thực tế:

Đái tháo đường khiến cả nam giới và nữ giới gặp khó khăn trong việc “chăn gối”. Nguyên nhân không chỉ do tổn thương hệ thống thần kinh, dẫn đến nam giới khó cương cứng còn nữ giới thường bị khô hạn.

Còn có thể do lượng đường tăng cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nên nữ giới dễ mắc các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là viêm nhiễm “vùng kín”. Những hiện tượng này sẽ ngày một nặng hơn nếu người bệnh không chủ động kiểm soát đường huyết.

Theo chuyên đề

Sức khỏe gia đình (NXB Y học)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/nhung-ngo-nhan-nguy-hiem-ve-dai-thao-duong-15998/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY