12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Những người đã tiêm chủng nhiễm Omicron không có khả năng lây nhiễm trong vòng 10 ngày sau khi khởi phát triệu chứng

Đại dịch COVID-19 ban đầu xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc và nhanh chóng lây lan sang hầu hết các quốc gia trên thế giới, gây ra hơn 5 triệu người chết và khủng hoảng kinh tế lan rộng.

Ban đầu, nhiều chính phủ dựa vào các biện pháp hạn chế rộng rãi để giúp ngăn ngừa sự lây truyền nhanh chóng của dịch bệnh, bao gồm khẩu trang, đóng cửa các không gian công cộng và thậm chí khóa cửa toàn bộ hoặc lệnh lưu trú tại nhà.

Khi một loạt vaccine được tạo ra cho phép các nước tiêm chủng cho phần lớn người dân, hầu hết những hạn chế này đã bị dỡ bỏ. Thật không may, một loạt các biến thể đã xuất hiện vào nửa cuối năm 2020 đến năm 2021, thể hiện những đặc điểm ngày càng đáng lo ngại.

Những người đã tiêm chủng nhiễm Omicron không có khả năng lây nhiễm trong vòng 10 ngày sau khi khởi phát triệu chứng.

Các đột biến làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của một số protein, làm giảm hiệu quả của vaccine hoặc tăng tốc độ lây truyền bệnh. Biến thể gần đây nhất có tên Omicron đã thu hút được sự chú ý của các chuyên gia y tế và người dân do sự gia tăng nhanh chóng các trường hợp mắc bệnh và số lượng đột biến đáng kể mà nó mang theo.

Các nhà nghiên cứu từ Viện các bệnh truyền nhiễm quốc gia Hoa kỳ đã tiến hành điều tra dịch bệnh Omicron ở Nhật Bản và mới đây đã đưa ra một báo cáo ban đầu về thời kỳ lây nhiễm của căn bệnh này.

Hầu hết các loại vaccine đều nhắm mục tiêu vào protein gai, vì vậy bất kỳ đột biến nào làm thay đổi đáng kể cấu trúc đều có thể cho phép ít nhất một số khả năng né tránh miễn dịch. Một số tác động quan trọng của đột biến ở Omicron đã được phát hiện.

Các nhà nghiên cứu đã cố gắng điều tra các trường hợp nhiễm biến thể Omicron với sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau của một số cơ sở y tế khác nhau ở Nhật Bản. Họ chủ yếu điều tra sự phát tán của virus - một trong những nguyên nhân lây truyền chính.

Có 83 mẫu bệnh phẩm về đường hô hấp đã được kiểm tra từ 19 cá thể đã được tiêm chủng và hai cá thể chưa được tiêm chủng. Tất cả các trường hợp này đều được xác nhận bằng định lượng SARS-CoV-2 RNA sử dụng phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược (rtPCR) và các xét nghiệm phân lập virus, với ngày lấy mẫu hoặc ngày bắt đầu triệu chứng được đặt là ngày 0.

Lượng RNA virus cao nhất được thu thập trong khoảng từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 và sau đó thường có xu hướng giảm dần theo thời gian, với mức giảm mạnh nhất được thấy sau 10 ngày. Điều này được hỗ trợ bởi những phát hiện tương tự khám phá khả năng lây nhiễm liên quan đến việc cách ly, kết quả cho thấy hầu hết các cá thể cách ly đều không có virus vào ngày thứ 10.

Biến thể gần đây nhất có tên Omicron đã thu hút được sự chú ý của các chuyên gia y tế.

Kết quả phân lập virus dương tính cũng xác nhận phát hiện này và các nhà nghiên cứu kết luận rằng những người đã được tiêm chủng nhiễm Omicron không có khả năng lây nhiễm virus sau 10 ngày.

Thông tin mà các nhà nghiên cứu thu thập được sẽ rất hữu ích cho các nhà dịch tễ học và các nhà hoạch định chính sách y tế công cộng.

Khi các ca bệnh tiếp tục gia tăng và biến thể Omicron lây lan qua các quần thể được tiêm chủng cao, báo cáo này có thể được sử dụng để hướng dẫn các quy trình cách ly và kiểm dịch trong tương lai. Đặc biệt khi các dịch vụ chăm sóc sức khỏe phải vật lộn với tình trạng thiếu lao động do cách ly.

Xem thêm:

Loại gia vị phổ biến giúp làm giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/nhung-nguoi-da-tiem-chung-nhiem-omicron-khong-co-kha-nang-lay-nhiem-trong-vong-10-ngay-sau-khi-khoi-phat-trieu-chung-33465/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY