Kinh tế xã hội hôm nay

Những người không nên ăn mì tôm dù thèm đến mấy

Mì tôm là thực phẩm không hề an toàn với những người bị béo phì, tim mạch, bệnh dạ dày.

số lượng mì tôm được mọi người sử dụng đang ngày càng tăng nhanh, do món ăn này khá tiện ích và cũng hợp với sở thích của nhiều người người bận rộn. tuy nhiên trong mì tôm có nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe nếu bạn ăn quá nhiều.

Mì tôm chứa nhiều carbohydrate không tốt cho sức khỏe.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần chủ yếu của mì tôm là carbohydrate, trong khi đó cơ thể con người muốn khỏe mạnh cần có 6 chất là: protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước. nếu thiếu hụt một trong 6 dưỡng chất trên cơ thể rất dễ mệt mỏi, tình trạng kéo dài sẽ dễ sinh trọng bệnh. đặc biệt, những người dưới đây cần dừng việc tiêu thụ mì tôm để không ảnh hưởng sức khỏe.

Người bệnh béo phì, mắc bệnh tim mạch

Mì ăn liền được chiên bằng dầu, dầu chiên mì là dầu shortering không tốt cho sức khỏe, lượng chất béo bão hòa (khó tan) trong mì khá nhiều, nó làm tăng nguy cơ béo phì và bệnh tim mạch nếu đi vào mạch máu, làm xơ vữa động mạch.

Mì cũng là thực phẩm mất cân bằng về dinh dưỡng, thành phần chủ yếu là tinh bột, sẽ chuyển hóa thành chất béo và năng lượng dư thừa trong cơ thể hoàn toàn không có lợi cho người béo phì, tim mạch.

Người mắc bệnh dạ dày

Lượng gia vị mạnh trong mì khiến người thường xuyên ăn mì vị giác giảm sút. và nếu mắc thêm bệnh dạ dày, thì mì lại càng có hại, nó tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa.

Mì là thực phẩm rất khó tiêu. Khoảng 2 giờ sau khi ăn, mì vẫn còn ở tình trạng nguyên sợi trong dạ dày. Nó không chỉ cản trở việc chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng, mà còn giữ những chất độc hại có trong mì tồn tại lâu trong hệ tiêu hóa làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trẻ nhỏ

Mì hấp dẫn mọi người từ mùi hương, và với nhiều gia vị, nó cũng rất kích thích vị giác của trẻ nhỏ, khiến trẻ rất thích và có khi ghiền ăn mì. nhưng, có nhiều lý do để không nên cho trẻ nhỏ ăn mì:

Kém dinh dưỡng: Nó sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cao của trẻ, chỉ bổ sung cách dư thừa phần năng lượng (năng lượng rỗng).

Khó tiêu hóa: Quá trình tiêu hóa mì quá dài trong dạ dày khiến cho cơ thể bé đầy hơi, chán ăn, ăn ít, giảm hấp thụ dinh dưỡng.

Quá nhiều chất gây hại: Mì chiên có độ oxy hóa cao, dầu trong gói mì cũng được xử lý chiên và bị oxy hóa. Oxy hóa là tác nhân gây các bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư. Chưa kể mì còn chứa nhiều muối, bột ngọt, các gia vị và phụ gia khác,... Chúng sẽ "quá tải" với cơ thể trẻ.

Thiếu dinh dưỡng, thừa năng lượng rỗng cùng nhiều nguy cơ nên mì cũng không tốt cho trẻ nhỏ

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Theo kienthuc.trithuccuocsong.vn

Link bài gốc

Lấy linkĐóng

http://kienthuc.trithuccuocsong.vn/khoe-dep/nhung-nguoi-khong-nen-an-mi-tom-du-them-den-may-5524070.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/tin-tuc/nhung-nguoi-khong-nen-an-mi-tom-du-them-den-may-1484992.html)

Tin cùng nội dung

  • Vợ chồng tôi lấy nhau đã hai năm nhưng chưa có con. Đi khám, tôi mới biết mình đang bị yếu tinh trùng. Xin hỏi, những loại thực phẩm bổ trợ nào giúp nâng cao chất lượng tinh trùng.
  • Nam giới mắc chứng tinh dịch dị thường, nghĩa là số lượng tinh trùng suy giảm, chất lượng tinh trùng không đảm bảo.
  • Tôi nghe nói khi bị rắn cắn thì phải ga rô chỗ rắn cắn lại để đề phòng nọc độc chạy vào tim nhưng có người lại bảo không nên làm như vậy. Xin quý báo tư vấn giúp.
  • Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em.
  • Thay vì có chế độ ăn kiêng phù hợp với bệnh thì chị Hoài (Hà Nội) lại rất thích ăn rau dền, rau măng muối, măng tươi... Chính vì thế, bệnh sỏi thận của chị càng ngày càng nặng.
  • Em có tìm hiểu qua mạng internet nhưng đều không rõ ràng vì vậy em kiêng ăn đủ thứ.
  • Mangyte cho tôi hỏi, bị viêm dạ dày có cần phải kiêng cữ loại thức ăn gì hay không? Ăn món gì thì hạn chế được bệnh?
  • Loét dạ dày tá tràng là bệnh không thường gặp ở trẻ em. Viêm loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em thường do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY