12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Những người mắc bệnh này không nên ăn rau sống

Rau sống là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên, những người mắc các bệnh sau nên chú ý không nên ăn quá nhiều rau sống để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tác dụng của rau sống:

Rau sống có tác dụng cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin A, C, E... chất khoáng và một số yếu tố vi lượng. Các vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên vẹn, ít bị hao hụt so với khi nấu chín. Ngoài ra các loại rau thơm còn cung cấp một lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng.

Rau sống giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau co thắt, kích thích tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn. Trong thành phần của các loại rau sống, hoạt chất chiếm tỷ lệ nhiều nhất là tinh dầu tạo mùi đặc trưng, vitamin C, B, men tiêu hóa, chất xơ, đường, carbohydrat. Một số loại cải chứa thành phần sulfur (lưu huỳnh) có tác dụng chống oxy hóa.

Tuy nhiên, nếu rau sống được tưới bón phân tươi, nguồn nước tưới không sạch, sử dụng thuốc trừ sâu chưa đúng quy định,…thì đó lại là món ăn không đảm bảo vệ sinh, mang theo nhiều mầm bệnh, khiến người ăn dễ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, nhiễm giun sán, thậm chí cả viêm gan A hay nhiễm độc thuốc trừ sâu cấp tính và mãn tính.

Những ai không nên ăn rau sống:

Người bị rối loạn tiêu hóa

Chất xơ trong rau có tác dụng phụ gây khó chịu đường tiêu hóa như đầy hơi, chuột rút, co thắt dạ dày, tiêu chảy, giảm hấp thụ một số chất dinh dưỡng quan trọng.

Người bị hội chứng ruột kích thích

Ăn nhiều rau sống có thể bị đầy hơi, đau dạ dày, có cảm giác muốn đi đại tiện ngay.

Người bị viêm đại tràng

Nhiều loại rau có chứa chất xơ dạng không tan như cellulose, người bệnh viêm đại tràng không nên ăn để tránh thành ruột tổn thương.

Người đang dùng thuốc chống đông máu

Đối với những người đang dùng thuốc chống đông máu có hàm lượngvitamin K cao, nếu ăn nhiều rau sống đặc biệt là xà lách sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc,nguy hiểm hơn có thể dẫn đến chứng huyết khối (máu đông cục).

Chỉ có một trường hợp dùng rau sống số lượng lớn là không được khuyến khích, đó là đối với bệnh nhân đang dùng trị liệu chống đông máu có hàm lượng vitamin K cao thuốc đối kháng vitamin K (như là warfarin, C19H16O4: thuốc chống đông máu).

Phụ nữ mang thai

Thực phẩm sống luôn chứa một lượng lớn vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại chưa bị tiêu diệt, đó là những nguy cơ cực kỳ nguy hiểm đối với mẹ bầu và thai nhi.

Người bị đau dạ dày

Người bị đau dạ dày không nên ăn loại thức ăn, nước uống kích thích niêm mạc dạ dày như các loại rau thơm, rau sống, nước sốt, rau quả có chứa nhiều xơ sợi, thức ăn chua, cay, không ăn nhiều dưa, cà muối, các loại xúc xích, dăm bông, các loại thịt dai, có gân, sụn.

Bệnh nhân suy thận

Những người mắc bệnh thận nên tránh các loại rau chứa nhiều kali và photpho, vì thận không thể loại bỏ chúng theo đường tiểu.

Cơ thể có mùi khó chịu

Ăn loại rau chứa nhiều lưu huỳnh thường khiến mồ hôi có mùi khó chịu. Những loại rau màu sậm có thể làm cho nước tiểu có màu.

Người dễ bị cảm cúm

Rau sống có chức năng kích thích ăn uống và thúc đẩy tiêu hóa, tuy nhiên, những người dễ bị cảm cúm tuyệt đối không nên ăn rau sống. Mặc dù vậy, với những người thể trạng tốt, sức khỏe ổn định, ít bị cảm thì lại có thể dùng rau sống để điều trị cảm cúm.

Lưu ý khi ăn rau sống:

Các chuyên gia ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (T HCM) từng tiến hành nghiên cứu trên 8 loại rau thường được dùng ăn sống nhiều nhất (xà lách, xà lách xoong, rau muống, cải bẹ xanh, rau đắng, rau cải cúc, rau má, rau thơm gia vị (húng, tía tô, húng quế...). Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau là 92,3-100%. Kể cả sau 3 lần rửa sạch và rửa bằng nước rửa chuyên dụng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn ở mức 51,9-82,6%.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, tốt nhất không nên ăn rau sống quá nhiều, phương pháp ăn chín uống sôi vẫn là cách bảo vệ sức khỏe an toàn nhất.

Trong trường hợp muốn ăn rau sống, cần lưu ý những điều sau đây:

Cần nhặt sạch rau, rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch. Tốt nhất là rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng thuốc trừ sâu vẫn còn bám trên rau. Rau đó để ráo nước. Tốt nhất vẫn nên chần qua nước sôi trước khi ăn.

Khi mua rau, chỉ nên chọn các loại rau xanh tại các của hàng rau sạch, rau có kiểm nghiệm của các cơ quan chức năng. Nên ngâm nước muối trước khi ăn. Cần lưu ý không dự trữ rau quá lâu trong tủ lạnh vì cứ sau một ngày, rau xanh mất đi một lượng lớn chất dinh dưỡng.


Bạn nên vẩy rau sống ráo nước trước khi dùng bữa. Nhiều người thường để rau ướt rồi ăn, điều này sẽ dễ gây đau bụng, nhất là trẻ em hoặc người có bụng dạ yếu. Vì thế, bạn nên để rau thật ráo nước rồi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Không ngâm rau trong nước muối quá lâu, bởi việc ngâm rau trong nước muối quá lâu không mang lại nhiều hiệu quả cho bạn, vì nước muối chỉ có tác dụng sát khuẩn và không loại bỏ hoàn toàn được hóa chất. Ngoài ra, nếu bạn ngâm rau trong nước muối quá lâu và nồng độ đậm đặc, bạn có thể làm nát rau và rau bị mất chất dinh dưỡng.

Phong Vũ

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/nhung-nguoi-mac-benh-nay-khong-nen-an-rau-song-27261/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY