12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Những người sống sót sau COVID-19 bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí như thế nào?

Chất lượng không khí kém có thể khiến bệnh nhân COVID-19 được hồi phục gặp rủi ro.

Trong những ngày này, các tỉnh phía bắc, trong đó có thủ đô Hà Nội đang trải qua sự suy giảm chất lượng không khí nghiêm trọng tác động rất lớn đến sức khỏe, nhất là đường hô hấp. Đặc biệt, những người đã trải qua COVID-19 và vẫn đang chiến đấu với các triệu chứng sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn hơn nữa.

Căn bệnh do loại coronavirus mới này làm suy giảm các chức năng của phổi, phá hủy khả năng hô hấp và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể theo những cách nghiêm trọng nhất. Nhưng quan trọng nhất, phổi có thể mất nhiều tháng để phục hồi.

Chất lượng không khí kém làm suy giảm sức khỏe đường hô hấp

Ngoài ngứa mắt, kích ứng da và cổ họng, chất lượng không khí kém cũng khiến phổi khó hoạt động hiệu quả. Mặc dù nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, nhưng tổn hại đến hệ hô hấp là không thể tránh khỏi.

Chất lượng không khí kém làm suy giảm sức khỏe đường hô hấp.

Ngoài ra, ô nhiễm không khí cũng làm trầm trọng thêm các tình trạng bệnh sẵn có khác, làm tăng nguy cơ nhập viện và trong một số trường hợp, thậm chí tử vong. Những người đã khỏi bệnh COVID nghiêm trọng tiếp tục có nguy cơ bị tổn thương phổi do mức độ ô nhiễm ngày càng tăng.

Các bác sĩ tiếp tục cảnh báo mọi người thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết trong bối cảnh ngày càng có nhiều nguy cơ về chất lượng không khí xấu, bệnh cúm, bệnh sốt xuất huyết và COVID-19.

Những người sống sót sau COVID dễ bị tổn thương như thế nào trong tình trạng ô nhiễm không khí

Đối với hầu hết những người sống sót sau COVID, gần như toàn bộ đều đã phục hồi. Tuy nhiên, những người đã trải qua đợt nhiễm coronavirus nghiêm trọng, sức khỏe của họ vẫn tiếp tục bị đe dọa.

Những người sống sót sau COVID-19 nghiêm trọng bị tổn thương chức năng phổi và nhiều người trong số họ tiếp tục khó thở và mệt mỏi. Vì vậy, bất kỳ sự gia tăng ô nhiễm nào cũng sẽ có tác động xấu đến tình trạng hô hấp và tình trạng phổi của họ có thể xấu đi trong nhiều năm. Ngoài ra, chất lượng không khí kém cũng làm chậm quá trình phục hồi của phổi sau COVID.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đưa ra những lo ngại về các hạt virus có khả năng bám vào các hạt vật chất trong không khí ô nhiễm và xâm nhập vào phổi làm lây lan dịch bệnh.

Những người sống sót sau COVID-19 nghiêm trọng bị tổn thương chức năng phổi và nhiều người trong số họ tiếp tục khó thở và mệt mỏi.

Đã có sự gia tăng đáng kinh ngạc về số người phàn nàn về khó thở và các biến chứng hô hấp khác trong điều kiện không khí kém. Những người sống sót sau COVID, những người đã bị tổn thương hoặc phục hồi chức năng phổi sẽ phải đối phó với sự phục hồi khó khan và chậm trễ hơn.

Để hạn chế tác hại của không khí ô nhiễm, hãy tiếp tục đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài. Tránh đi thăm quan ngoài trời, thậm chí để tập thể dục trong những ngày có chỉ số không khí báo động. Sử dụng các bài tập tại nhà và chuyển sang các phương pháp điều trị tại nhà để chống lại bất kỳ triệu chứng nào của cảm lạnh hoặc cúm đồng thời luôn giữ vệ sinh tay sạch sẽ.

Xem thêm:

86% ca F0 nhập viện vì COVID-19 đã được tiêm vaccine, có đáng lo ngại?

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/nhung-nguoi-song-sot-sau-covid-19-bi-anh-huong-boi-o-nhiem-khong-khi-nhu-the-nao-32758/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY